Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và nhận thêm vốn góp nước ngoài

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và nhận thêm vốn góp nước ngoài. Thủ tục góp vốn đầu tư của người nước ngoài.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và nhận thêm vốn góp nước ngoài. Thủ tục góp vốn đầu tư của người nước ngoài.


Tóm tắt câu hỏi:

Em chào anh chị, anh chị có thể tư vấn giúp em một số câu hỏi được không ạ:

1. Công ty em là công ty TNHH 1 thành viên vốn 100% Việt Nam, giờ muốn chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vốn góp nước ngoài >51% thì phải làm những thủ tục, hồ sơ gì ạ?

2. Và công ty em do 1 cá nhân người Trung Quốc góp vốn làm ăn, nhưng cá nhân này hiện sang Việt Nam du lịch, anh này hiện chỉ có visa du lịch 6 tháng và hộ chiếu vậy trước khi làm thủ tục đầu tư góp vốn thì bên em phải chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục cho anh này để hợp lệ hợp pháp góp vốn ạ? Em cảm ơn anh chị nhiều ạ!?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật đầu tư 2014 

Nghị định 118/2015/NĐ-CP

 Luật doanh nghiệp 2014

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất: Về hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của người nước ngoài. 

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc trường hợp sau đây: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Trước khi thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải có giấy chứng nhận hoạt động đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư được quy định tại Điều 37 Luật đầu tư 2014 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 29, Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP)

– Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều 37 Luật đầu tư 2014.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 37, Luật đầu tư 2014 nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Hồ sơ dự án đầu tư hợp lệ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 37 Luật đầu tư 2014;

+ Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2014;

+ Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) theo hướng dẫn tại Điểm c dưới đây.

– Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài (điều kiện gia nhập thị trường) là điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng tại thời điểm thành lập tổ chức kinh tế, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật đầu tư 2014. 

“Điều 25. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

3. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.”

Do vậy nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số vốn góp >51% và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì chủ sở hữu công ty đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới, theo quy định tại Khoản 1, Điều 77, Luật doanh nghiệp 2014:

“1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.”

Thủ tục đầu tư theo hình thưc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Luật đầu tư 2014: 

“1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.”

Chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-va-nhan-them-von-gop-nuoc-ngoai Chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-va-nhan-them-von-gop-nuoc-ngoai

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

Thứ hai

– Thị thực được cấp cho người sang Việt Nam du lịch được ký hiệu DL (quy định tại Khoản 17, Điều 8, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam) còn thị thực được cấp cho nhà Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ký hiệu là ĐT (được quy định tại Khoản 7, Điều 8, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam). Do vậy việc sử dụng visa du lịch để thực hiện hoạt động đầu tư là trái với pháp luật Việt Nam.

Theo Điểm a, Khoản 4, Điều 10 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về các trường hợp đề nghị cấp thị thực phải chứng minh mục đích nhập cảnh: a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;” Theo quy định tại Điểm d, Khoản 5, Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đồng thời có thể bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả là trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vì vậy muốn thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, người nước ngoài phải xin thị thực đúng với mục đích của mình.  Những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nhập cảnh với mục đích thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam bao gồm: Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; Mẫu giới thiệu chữ ký mẫu; Công văn xin visa biểu mẫu from NA2; Photo mặt hộ chiếu; Giấy Giới Thiệu của công ty cử người đi nộp hồ sơ… và thực hiện thủ tục xin thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com