Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận?

Hiện nay, hệ thống chính quyền địa phương được phân chia theo chiều dọc gồm chính quyền địa phương cấp tỉnh, chính quyền địa phương cấp huyện và chính quyền địa phương cấp xã. Tại chính quyền địa phương cấp huyện thì được phân chia thành các loại riêng biệt, gồm chính quyền địa phương huyện, chính quyền địa phương thị xã và chính quyền địa phương quận. Trong chính quyền địa phương lại bao gồm Ủy ban nhân dân quận và Hội đồng nhân dân quận. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về Ủy ban nhân dân quận.

LVN Grouptư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận

Tại Điều 44 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:

“Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.

Cấp chính quyền địa phương ở quận gồm có Hội đồng nhân dân quận và Ủy ban nhân dân quận.”

Như vậy, quy định này đã xác định Ủy ban nhân dân quận là thành tố cấu thành của chính quyền địa phương ở quận- cấp chính quyền địa phương, là bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống chính quyền nhà nước, là bộ máy thực thi quyền lực nhà nước. Và theo cơ cấu quy định thì chính quyền địa phương ở quận thuộc chính quyền đô thị. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn, lãnh thổ của đô thị gồm nội thành hay nội thị và ngoại ô hay ngoại thành (thị). Quận được hiểu là loại hình đơn vị hành chính nội bộ của đô thị được tổ chức ở khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương.

Kết hợp với quy định về khái niệm Ủy ban nhân dân tại Khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì có thể Ủy ban nhân dân quận do Hội đồng nhân dân quận bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân quận, cơ quan hành chính nhà nước ở đô thị được tổ chức ở khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân quận và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Hiện nay, thì chính quyền địa phương quận nói chung và Ủy ban nhân dân quận nói riêng được tổ chức ở quận nội thành Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Tại Điều 48 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận, cụ thể thì Ủy ban nhân dân quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Đối với quận loại I thì Ủy ban nhân dân  có không quá ba Phó Chủ tịch; còn với quận loại II và loại III Ủy ban nhân dân có không quá hai Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủy ban nhân dân quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. 

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng. Các phòng ban chuyên môn thuộc quận là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự phát triển của ngành hoặc lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân quận và cơ quan chuyên môn cấp trên.

Hiện nay, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận được quy định tại một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2020/NĐ-CP bao gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo;  Phòng Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Phòng Kinh tế; Phòng Quản lý đô thị. 

So sánh quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì nhận thấy quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận trong luật năm 2015 chính là một bước tiến mới, khi quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận trong văn bản này, thể hiện sự rõ ràng, dễ dàng áp dụng quy định pháp luật so với luật cũ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận được quy định tại Điều 49 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân quận bao gồm:

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm “xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quận quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 47 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận.”

Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm xây dựng các văn bản thuộc vấn đề quyết định của Hội đồng nhân dân quận; văn bản về kế hoạch phát triển kinh tê; dự toán ngân sách; văn bản về thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cấp trên và vấn đề bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận. Có thể nhận thấy, đây là vấn đề vô cùng quan trọng, thuộc thẩm quyền của quyết định của Hội đồng nhân dân quận. Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân quận không làm việc thường trực để có thể xây dựng các văn bản làm cơ sở để nghị quyết tại phiên họp Hội đồng nhân dân quận về các vấn đề này. Do vậy, mà trách nhiệm này về Ủy ban nhân dân quận là hợp lý, khi cơ quan này được thành lập bởi Hội đồng nhân dân quận, và cũng là cơ quan tiến quản lý hành chính quận. Và sau khi các Nghị quyết được Hội đồng nhân dân quận phê duyệt thì Ủy ban nhân dân huyện lại tiếp tục cho triển khai, thi hành các Nghị quyết đã được phê duyệt đó.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân quận quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận (Khoản 2). Như ở phần trên đã nói, đây là các cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, và Ủy ban nhân dân quận quản lý các cơ quan này. Do đó, để tập trung việc quản lý cũng như chuyên trách hóa nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn này, pháp luật quy định Ủy ban nhân quận quy định nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn giúp các Ủy ban xây dựng cơ cấu tổ chức của quan chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn và phù hợp với yêu cầu do Ủy ban nhân dân quận đặt ra với cơ quan đó, phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan này. 

Thứ ba, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 3)

Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ mà mỗi công dân phải thực hiện, tuy nhiên, để thực thi pháp luật đúng thì phải có cơ quan tổ chức việc thực thi đó, và Ủy ban nhân dân quận là một trong những cơ quan có nhiệm vụ này. Bên cạnh việc tổ chức thi hành thì Ủy ban nhân dân quận còn thực hiện việc giám sát, bảo đảm các cá nhân, tổ chức thi hành đúng hiến pháp và pháp luật.

Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói chung và Ủy ban nhân dân quận nói riêng dàn trải qua mọi lĩnh vực đời sống. Việc quản lý về các lĩnh vực này được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận. Quản lý mọi hoạt động trong các lĩnh vực đó nhằm đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật, từ đó làm nền tảng cho sự ổn định và phát triển các lĩnh vực đó ở quận, củng cố sự vững mạnh của chính quyền.

Thứ tư, Ủy ban nhân dân quận thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Là một mắt xích trong chuỗi hệ thống các cơ quan hành chính, mà đặc trưng của các cơ quan hành chính đó chính là sự phục tùng mệnh lệnh, do vậy, Ủy ban nhân dân quận phải chấp hành những công việc được cấp trên như Ủy ban nhân dân tỉnh phân công, ủy quyền thực hiện. 

Thứ năm, phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận (Khoản 5). Quyền hạn này cũng xuất phát từ đặc trưng phân cấp của Ủy ban nhân dân. Đối với các nhiệm vụ, hoạt động đơn giản mà Ủy ban nhân dân quận nhận thấy các Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ, hoạt động, công việc đó thì Ủy ban nhân dân quận có thể ủy quyền để Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện. Việc phân công này giúp làm giảm gánh nặng cho Ủy ban nhân dân quận. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com