Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là gì? Công nhận bản án, quyết định dân sự theo quy định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam?
Việt Nam đáng hướng tới việc tham gia vào xu thế hội nhập toàn cầu, chính vì lý do đó mà việc các chủ thể thực hiện các giao dịch dân sự ngày càng tăng mạnh để nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của bản thân trong quá trình giao kết các giao dịch dân sự. Chính vì việc có rất nhiều giao kết trong giao dịch dân sự dẫn đến việc làm phát sinh nhiều vụ việc, tranh chấp dân sự giữa các cá nhân, pháp nhân giữa các nước là không thể nào tránh khỏi trong các mối quan hệ này. Do đó, đối những tranh chấp trong nước thì rất dễ trong việc áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đối với nhưng vụ việc này, những đây là những vụ việc, tranh chấp trong giao dịch dân sự có liên quan đến pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới, cho nên đối với những vụ việc có sảy ra tranh chấp này xảy ra kéo theo nhiều vấn đề khác như vấn đề giải quyết, thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết, uỷ thác tư pháp,…
Chính vì để giải quyết vấn đề này mà pháp luật Tố tụng dân sự nước ta đã có những quy định về việc công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Vậy quy định về việc công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định và được hiểu như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ giúp quy bạn đọc tìm hiểu về nội dung này chi tiết như sau:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là gì?
Đa số các quốc gia trên thế giới đều dựa trên văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia mình để đưa ra các quy định về pháp luật hiện hành của nước mình. Chính vì nguyên do này mà việc pháp luật các nước quy định không thống nhất về khái niệm bản án, quyết định dân sự thì cũng là một điều tất nhiên và rất dễ để hiểu được. Do đó, điều cần thiết đối với tòa án nước được yêu cầu công nhận được khẳng định là việc xác định đối tượng bản án, quyết định dân sự do tòa án nước ngoài tuyên. Bởi lẽ không thể quy định chi tiết về khái niệm bản án của mỗi quốc gia cho nên có thể hiểu một cách đơn giản về Bản án dân sự của nước ngoài là bản án của Tòa án nước ngoài về các vấn đề dân sự. Các vấn đề dân sự bao gồm hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, tài sản,…
Trên cơ sở quy định tại Điều 427 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Trong đó, bản chất của vấn đề công nhận hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài là việc được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam thì Tòa án Việt Nam không tiến hành xét xử lại vụ án nhằm đảm bảo để nội dung bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài không bị thay đổi. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là việc khi Tòa án Việt Nam đã thực hiện việc công nhận và cho thi hành theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ không xem xét lại nội dung hoặc tính đúng đắn của bản án, quyết định cũng như quy định pháp luật đã được viện dẫn áp dụng đối với bản án, quyết định đó, nguyên tắc này cũng được quy định trong Bộ luật của Pháp quy định về việc không xem lại nội dung vụ việc.
Bên cạnh đó, dựa trên quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể tại Điều 19 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc; Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Pháp… có quy định về việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sẽ tuân theo pháp luật của nước được yêu cầu công nhận và cho thi hành. Do đó, Tòa án công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ xem xét các điều kiện về hình thức như xem xét về thẩm quyền xét xử của tòa án nước ngoài, trình tự thủ tục giải quyết, việc thực hiện quyền bảo vệ lợi ích của các bên trước tòa… Mặc dù vậy, pháp luật hầu hết các nước đều cho phép tòa án khi xem xét công nhận bản án của tòa án nước ngoài có quyền xem xét về nội dung bản án của tòa án nước ngoài, trong trường hợp cho rằng việc công nhận có hậu quả trái trật tự công, hoặc các nguyên tắc cơ bản, đạo đức, thuần phong mỹ tục của nước có tòa án công nhận.
2. Công nhận bản án, quyết định dân sự theo quy định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Pháp luật mỗi nước luôn đưa ra các điều kiện, tiêu chí khác nhau để xem xét điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự theo như quy định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Dối với quy định về việc Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì cũng không ngoài lệ với việc đựa ra những quy định về việc công nhân bản án, quyết định dân sự theo như quy định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam và còn được quy định cụ thể tại Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Do đó, theo như quy định tại Điều 423 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định chi tiết về việc bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, cụ thể:
“1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;
c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành”.
Từ quy định trên có thể hiểu đơn giản rằng, việc pháp luật quy định đối với việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam là việc thừa nhận và cho phép thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự… của Tòa án nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định. Bên cạnh đó thì Tòa án Việt Nam chỉ xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân Sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp khi bản án, quyết định của tòa án nước mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này hoặc là những bản án, quyết định được pháp luật Việt Nam công nhận và cho thi hành.
Ngoài các nguyên tắc trên, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành với điều kiện là người phải thi hành cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam hoặc có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam. Trong tố tụng dân sự quốc tế, sau khi xét xử, bản án do tòa án quốc gia nào tuyên sẽ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó, do đó, để một bản án, quyết định dân sự của tòa án một nước tuyên có hiệu lực và được thi hành ở một nước khác thì bản án, quyết định đó phải thông qua một thủ tục tố tụng đặc thù (còn gọi là thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài) tại hệ thống tòa án nước được yêu cầu.
Việc pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam thực hiện đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam đa phần thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi có lại, đây là nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế Việt Nam. Trong lĩnh vực công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
Trên cơ sở quy định từ Điều 423 đến Điều 463 có quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được quy định tại phần thứ bảy Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật LVN Group về công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài khác, vui lòng liên hệ: 1900.0191 để được tư vấn – hỗ trợ!