Cước vận tải quốc tế là gì? Hướng dẫn cách tính giá cước vận tải quốc tế? Vai trò của vận chuyện quốc tế? Quy định áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế
Hiện nay, nhiều hàng hóa tại nước ta không có nên đã kéo theo nhu cầu nhiều cá nhân mau hàng tại các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, vận chuyển quốc tế là một phương tiện giúp cho việc mua bán hàng hóa trên thế giới được thuận tiện hơn.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Cước vận tải quốc tế là gì?
Với nhu cầu phát triển hội nhập quốc tế thì vận chuyển hàng hóa là một trong những lĩnh vực không thể thiếu đối với sự phát triển của một đất nước. Một quốc gia có thể phát triển kinh tế hội nhập quốc tế hay không thì không chỉ phát triển kinh tế nội địa mà phải kết hợp phát triển kinh tế thị trường. Việc vận chuyển hàng hóa được vận chuyển và trao đổi hàng hóa sang các nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường buôn bán và thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Đặc biệt là những hàng hóa về nông sản, hải sản, đây là những sản phẩm chủ lực của nước ta. Chính vì vậy, cước vận tải quốc tế chính là một phần không thể tách rời trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Theo đó, cước vận tải quốc tế chính là chi phí mà cá nhân hay doanh nghiệp muốn chuyển hàng hóa sang nước ngoài hoặc nhập hàng hóa từ nước ngoài về nước ta thì phải chi trả một khoản phí cho tổ chức vận chuyển hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán có thể thực hiện theo hai hình thức khác nhau như chuyển khoản hoặc tiền mặt và có thể trả trước hoặc trả sau nhận được hàng hoá, tất cả đều phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Vận tải quốc tế được dịch sang tiếng Anh như sau: International transport
2. Hướng dẫn cách tính giá cước vận tải quốc tế:
Đối với cách tính giá cước vận chuyển quốc tế sẽ được áp dụng theo quy định cho tất cả các công ty. Để phòng ngừa việc cho tính công bằng và sự ổn định cho thị trường việc quy định này sẽ giảm được khả năng lạm dụng, xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, giá cước vận chuyển quốc tế sẽ dựa vào trọng lượng hàng hóa hay thể tích của loại hàng hóa đó.
Công thức tính cước phí vận chuyển quốc tế sẽ được tính theo công thức sau đây:
– Trọng lượng quy đổi (kg) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao)/5000.
Trong đó:
Chiều dài, chiều rộng, chiều cao được tính bằng đơn vị là cm.
Công thức trên được áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Lưu ý: Đối với vận chuyển bằng đường hàng không thì mức cước có thể thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thành các khoảng như sau:
– Dưới 45kg
– Từ 45 đến dưới 100kg
– Từ 100 đến dưới 250kg
– Từ 250 đến dưới 500kg
– Từ 500 đến dưới 1000kg…
3. Vai trò của vận chuyển quốc tế:
Với nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường, hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm được bán trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng. Tuy nhiên, việc mua hàng trực tiếp thường gặp rất nhiều khó khăn chính vì vậy, đặt hàng từ nước khác sau đó vận chuyển về được xem là một trong những cách mua hàng thông dụng mà ngày nay chúng ta vẫn hay gọi với cái tên là mua bán online. Với hình thức mua bán này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Chính vì vậy vận chuyển quốc tế chính là một phương tiện vận chuyển hàng hóa được áp dụng để giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhiều mặc hàng thương hiệu nước ngoài không bán tại Việt Nam nhưng nhu cầu sử dụng lại có hoặc cao thì bắt buộc người tiêu dùng phải đặt hàng tại các nước này và thông qua trung gian để chuyển đến người tiêu dùng. Cũng tương tự như vậy, có những mặc hàng tại nước ta người tiêu dùng ở nước ngoài muốn sử dụng thì cũng phải tiến hành đặt hàng tại nước ta, sau đó sẽ trải qua một đơn vị trung gian để vận chuyển và giao đến tay người tiêu dùng nước ngoài.
Chúng ta có thể thấy nếu theo cách mua hàng truyền thống thì người tiêu dùng phải bỏ thời gian công sức để đến trực tiếp nơi bán để mua và thực hiện thanh toán tiền hàng, nhiều khi đến lại hết hàng, gây mất nhiều thời gian, công sức khi mua hàng. Còn đối với mu hàng online thì chỉ cần bạn điền đầy đủ thông tin, đặt cọc hoặc thanh toán trước tiền hàng trong vòng vài phút thì đã có cơ hội được sở hữu sản phẩm và đợi 2-3 ngày hoặc chậm hơn là 14 ngày thì đã có thể nhận được hàng tận nơi.
Song đối với người mua hàng thì với hình thức này, họ có thể bán một lúc nhiều sản phẩm cho nhiều người khác nhau trên khắp cả nước, có thể quảng bá sản phẩm của mình đến nhiều nước không chỉ mỗi phạm vi trong nước.
Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của các dịch vụ này thì một phần nào đó đã tạo ra những công việc cho người lao động nước ta. Việc làm liên quan đến vận chuyển hàng hóa cũng được xuất hiện nhiều. Một số ngành nghề liên quan được mở rộng như đóng gói, vận chuyển trong nước,…mang lại cho chúng ta nhiều mong muốn phát triển kinh tế nước nhà.
Ngày nay, các dịch vụ vận chuyển quốc tế đã và đang phát triển, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, nhiều người kinh doanh đã có cơ hội kinh doanh những mặc hàng này trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, giao dịch. Mà mặt khác, các công ty kinh doanh cũng góp phần cho công việc của chúng ta trở nên phát triển hơn, phù hợp hơn với cuộc sống của bạn.
4. Quy định áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế:
Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định chi tiết việc áp dụng thuế suất 0% như sau:
“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, thuế suất 0% áp dụng đối với vận tải quốc tế và một số hoạt động khác. Đối với vận tải quốc tế để được áp dụng thuế 0% khi đối với những loại mặt hàng hóa như sau:
Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
-Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
-Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
– Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
– Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
– Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Thứ hai, dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng
. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.
Thứ ba, vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện.
Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
Thứ tư, dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:
– Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%:: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).
– Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.
Thứ năm, các hàng hóa, dịch vụ khác:
– Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9;
– Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.