Cưỡng bức lao động là gì? Tội cưỡng bức lao động theo Bộ luật hình sự?

Cưỡng bức lao động là gì? Tội cưỡng bức lao động theo Bộ luật hình sự? Thực trạng cưỡng bức lao động hiện nay?

Ngày nay vấn đề người lao động bị các tổ chức, doanh nghiệp chèn ép lương, thời gian làm việc…càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người lao động không biết đây chính là hành vi vi phạm pháp luật, họ vẫn cố gắng chịu đựng và làm việc. Vậy, cưỡng bức lao động là gì? Tội cưỡng bức lao động theo Bộ Luật hình sự? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Cưỡng bức lao động là gì?

Một trong những vấn đề được pháp luật nước ta quan tâm để bảo vệ người lao động, một đối tượng bị yếu thế trong xã hội đó chính là tình trạng cưỡng bức lao động đang diễn ra hiện nay tại một số văn phòng, công ty làm việc hoặc các cơ sở xí nghiệp, khu công nghiệp. Vậy cưỡng bức lao động là gì?

Cưỡng bức lao động được hiểu là người sử dụng lao động sử dụng những hình thức khác nhau để bóc lột đi sức lao động, tước đi quyền làm chủ, tự do và phẩm giá của người lao động. Từ đó gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao dộng khiến họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bí bách…

Những đối tượng người lao động thường hay bị cưỡng bức lao động đó chính là trẻ em, phụ nữ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi…

Cưỡng bức lao động được dịch sang tiếng Anh như sau: Forced labor

Quan hệ lao động: Labor relations

Quyền và nghĩa vụ: Rights and obligations

Dấu hiệu: Signal

Bộ luật hình sự: Criminal Code

Khái niệm về cưỡng bức lao động được dịch sang tiếng anh như sau:

Intentionally causing injury is simply understood as the act of intentionally using acts, weapons or means to affect another person’s body for the purpose of causing injury, or fulfilling one’s own wishes. inflict injury on the opponent to satisfy his own desires. This is extremely dangerous behavior for others as well as society, directly infringing on the right to respect and protect human health.

2. Tội cưỡng bức lao động theo Bộ luật hình sự

2.1. Tội cưỡng bức lao động được quy định tại Bộ luật hình sự của nước ta như sau:

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người thực hiện hành vi phạm tội đã từng có hành vi cưỡng bức người lao động nhưng chỉ bị xử phạt tiền hoặc nghiêm trọng hơn là đã từng bị tòa án kết tội danh và chưa được xóa án tích nay tiếp tục thực hiện hành vi cưỡng bức người lao động.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do cơ quan pháp ý giám định.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. Cùng thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người và gây ra những tổn thất về thể xác của họ nhưng tổng tỷ lệ giám định pháp y do cơ quan giám định kết luận là từ 31% đến 60%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức, tức là có từ 02 người thực hiện hành vi phạm trở lên và lập kế hoạch, phương án để có thể thực hiện hành vi thành công.

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Tái phạm nguy hiểm, người thực hiện hành vi phạm tội đã từng bị kết án về hành vi cưỡng bức lao động nay tiếp tục thực hiện hành vi với mức độ nghiêm trọng gây tổn thất nặng nề tinh thần và thể xác của họ.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Làm chết 02 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2.2. Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động:

Thứ nhất, khách thể của tội cưỡng bức lao động

Khách thể của tội cưỡng bức lao động là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ và cụ thể đối với hành vi này là sự bình đẳng, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và một số quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Thứ hai, chủ thể của tội cưỡng bức lao động

Chủ thể thực hiện hành vi cưỡng bức lao động là những người sử dụng lao động hoặc những người được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát chứ không chỉ mỗi người sử dụng lao động. Và pháp luật của nước ta đã không quy định giới hạn đến chủ thể thực hiện hành vi bóc lột chỉ là người sử dụng lao động mà còn là những đối tương được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra hoặc giữa những người lao động với nhau.

Nững chủ thể này sẽ là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nhận thức và năng lực trách nhiệm hình sự.  

Thứ ba, mặt khách quan của tội cưỡng bức lao động

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua những yếu tố sau đây:

  • Hành vi thực hiện tội phạm là dùng vũ lực, lời lẽ hoặc những thủ đoạn hèn hạ khác buộc người lao động phải nghe và không được nghỉ việc. Hành vi để thực hiện có thể khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau nhưng hậu quả dẫn đến thì chỉ có một.
  • Hậu quả của hành vi cưỡng bức người lao động là nhằm khiến cho người lao động phải nghe theo sự sắp xếp của người khác mà làm những công viêc không thuộc nhiệm vụ của mình hoặc làm những việc với tầng suất nhiều, nặng nhọc hơn, không những vậy còn bị đánh đậm, lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm, thậm chí còn bị quấy rối…và mặc dù bị cưỡng bức như vậy nhưng những người lao động này không thể phản kháng lại được vì một vài lý do như kinh tế, bí mật riêng tư bị người khác biết được, hoặc thể trạng không cho phép để có thể xin được việc lam ở nơi khác…Hậu quả nghiêm trọng hơn nữa so với việc ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự của họ là nhiều trường hợp suy nghĩ tiêu cực mà dẫn đến tự sát.
  • Mối quan hệ nhân quả của hành vi này chính là khiến cho người lao động phải phục tùng theo mệnh lệnh, làm những công việc không thuộc nhiệm vụ của mình và để thỏa đi mong muốn của người cưỡng bức.

Thứ tư, mặt chủ quan của tội cưỡng bức lao động

Hành động cưỡng bức lao động chính là mang yếu tố lỗi cố ý thực hiện hành vi. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và vụ việc mà có thể mang yếu tố lỗi trực tiếp hay gián tiếp. Gián tiếp ở đây chính là những người thực hiện hành vi cưỡng bức là nghe theo sự sai bảo của quản lý cấp trên mà thực hiện hành vi. Người thực hiện hành vi thấy được hậu quả xảy ra khi cưỡng bức lao động tuy nhiên họ vẫn thực hiện. Nhiều trường hợp hậu quả xảy ra cho người bị cưỡng bức lao động nghiêm trọng và ngoài kiểm soát của người thực hiện hành vi.

3. Thực trạng cưỡng bức lao động hiện nay:

Theo số liệu thống kê của ILO – Tổ chức lao động Quốc tế thì tính đến thời điểm hiện tại đã có tới 24,9 triệu nạn nhân của lao động cưỡng bức trên thế giới. Con số này không hề nhỏ, là một con số đáng báo động khi quyền bình đẳng, quyền con người này nay đang được nâng cao thì thực trạng này vẫn xảy ra với mức độ nghiêm trọng.

 Vì thế việc phòng, chống sử dụng lao động cưỡng bức khuyến khích doanh nghiệp không thực hiện các hành vi cưỡng bức lao động, góp phần giúp hàng hóa được sản xuất nhiều hơn và đạt chất lượng hơn. Hơn bao giờ hết hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới cần phải nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, thực thi pháp luật, thanh tra lao động cần nâng cao trình độ, cán bộ công đoàn, các tổ chức phi chính phủ phải hoạt động mạnh hơn nữa trong công tác quản lý tình trạng cưỡng bức lao động.

Những nạn nhân của lao động cưỡng bức dường như phải chấp nhận các điều kiện làm việc và sinh hoạt mà họ không bao giờ tự nguyện đồng ý cả. Nhiều hành vi cưỡng bức lao động được xảy ra với nhiều mục đích khác nhau, tất cả khiến cho người lao động không thể thực hiện những hoạt động tự nguyện, khiến họ bị bí bách, thậm chí sử dụng những công cụ, phương tiện để giám sát, giam giữ. Va thực trạng tại nước ta diễn ra thường xuyên là việc ép buộc người lao động phải làm thêm giờ quá quy định với tần suất liên tục hoặc làm việc nhiều ngày ngoài thời gian quy định của pháp luật. Họ không được bố trí thời gian nghỉ giải lao hoặc ngày nghỉ trong tuần, phải đảm nhiệm ca kíp và thời gian làm việc của đồng nghiệp khác nghỉ việc hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn. Một số khác người lao động phải thực hiện công việc trong môi trường khắc nghiệt, ô nhiễm thường xuyên, độc hại nhưng không có đồ bảo hộ, những người này phải chấp nhận những điều kiện sinh hoạt thấp kém, tá túc trong những ngôi nhà, láng trại ấm thấp, đông đúc, chật chội và điều kiện sinh hoạt không được đảm bảo vệ sinh, không có khu vực riêng tư. Họ bắt buộc phải chấp nhận những công việc này vì một số lý do như điều kiện kinh tế, nợ, bị giữ lương hoặc bị đánh đập…

Và cũng chính vì nhận thức được điều đó mà vào ngày 08/6/2020 tại Hà Nội, trong Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã bỏ phiếu đồng thuận cao, phê chuẩn Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Theo đó, Việt Nam cam kết chống tình trạng cưỡng bức lao động tại các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, thường xuyên tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các khu công nghiệp, xí nghiệp đông đúc lao động…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com