Điều chỉnh pháp luật là gì? Vai trò và cơ chế điều chỉnh pháp luật?
Mỗi một nhà nước muôn giữ được an ninh trật tự trong xã hội luôn bắt buộc phải xây dựng một cơ chế pháp luật vững mạnh, chặt chẽ. Đây chính là công cụ hữu ích nhất giúp nhà nước quản lý được các vấn đề khác như kinh tế, giáo dục, an ninh, y tế…và thực hiện được các công việc xây dựng, phát triển.
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Điều chỉnh pháp luật là gì?
– Điều chỉnh pháp luật được hiểu là việc nhà nước dựa vào pháp luật, sử dụng những công cụ phương tiện nhằm mục đích thiết lập một trật tự xã hội nhất định hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Cụ thể như sử dụng quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, những hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, những yếu tố tác động vào những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ.
Điều chỉnh pháp luật sẽ thể hiện các đặc điểm sau đây:
+ Là một dạng của điều chỉnh xã hội. Chúng ta có thể thấy trong thực tế nhờ có pháp luật mà đời sống được ổn định, trật tự. Pháp luật chính là công cụ hữu hình có khả năng điều chỉnh, tác động, làm cho hành vi, xử sự của một chủ thể thao tác, vận hành theo một chiều hướng nhất định. Có cơ quan giám sát và thực thi pháp luật khi pháp hiện ra những hành vi sai lệch, xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm hay lợi ích của cộng đồng.
+ Là điều chỉnh có tính định hướng, tính tổ chức và tính hiệu quả. Hoạt động của bất kỳ chủ thể trong nào trong xã hội đều phải thực hiện theo một khuôn khổ quy tắc chung hay cụ thể là những quy tắc xử sự trong đời sống hằng ngày. Các tổ chức, đơn vị công lập hay tư nhân cũng như vậy, tất cá đều phải theo một cơ chế chung để cùng vì lợi ích của một cộng đồng, vì một đất nước pháp triển và thịnh vượng.
+ Là sự điều chỉnh được thực hiện thông qua 1 hệ thống các phương tiện pháp lý cơ bản, đặc thù. Pháp luật nước ta đảm bảo mọi chủ thể đều thực hiện theo quy định của pháp luật, trường hợp có hành vi sai phạm sẽ bị xử lý đúng luật, mang tính răn đe.
Điều chỉnh pháp luật được dịch sang tiếng Anh như sau: Regulating laws
Cơ chế: Mechanism
Hệ thống: System
Quan hệ: Relationship
Góc độ: Angle
2. Vai trò và cơ chế điều chỉnh pháp luật:
Thứ nhất, cơ chế điều chỉnh pháp luật
“Cơ chế pháp luật” một thuật ngữ mang ý nghĩa lớn về mặt phương pháp luận. Bởi lẽ, nhờ có hoạt động cơ chế mà giúp cho người nghiên cứu tiếp cận được những góc độ lý luận thực tiễn từ đó tạo nên một thể thống nhất của quốc gia.
Dưới góc độ tâm lý: Chúng ta có thể thấy cơ chế pháp luận được thể hiện thông qua ý chí của con người, bởi mục đích của việc hình thành cơ chế điều chỉnh pháp luật chính là tác động vào ý chí của mỗi cá nhân trong những mối quan hệ xã hội.
Dưới góc độ chức năng: Đây chính là phương tiện, là công cụ của pháp luật trong việc thực thi pháp luật.
+ Góc độ xã hội: nằm trong cơ chế xã hội, tức cơ chế tác động của các quy phạm xã hội lên các quan hệ xã hội nhằm tạo ra 1 trật tự xã hội phù hợp với lợi ích cộng đồng xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
– Cơ chế điều chỉnh pháp luật được thể hiện rõ ràng qua 04 giai đoạn như sau:
Một, giai đoạn định ra các quy phạm pháp luật
Việc ban hành ra một điều luật hay cụ thể là một văn bản pháp luật cần rất nhiều thời gian, công sức và đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm. Cơ chế điều chỉnh pháp luật bắt đầu “hoạt động” bằng sự kiện đề ra các quy phạm pháp luật, trong đó có quy định chi tiết, cụ thể từng nội dung. Mục đích của các văn bản này nhằm tạo ra khuôn khổ pháp luật buộc các chủ thể phải hành động phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của sự phát triển xã hội xã hội.
Hai, giai đoạn áp dụng pháp luật
Đây được xem là giai đoạn quyết định tầm quan trọng và giá trị của văn bản pháp luật. Bởi, chỉ có áp dụng vào thực tiễn và giải quyết các vấn đề đặt ra được, mang lại hiệu quả thì mới thật sự mới sự ảnh hưởng và từ đó nâng cao được tầm quan trọng của pháp luật. Là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luật để ban hành các quyết định áp dụng pháp luật.
Ba, giai đoạn xuất hiện các quan hệ pháp luật mà nội dung của nó là xuất hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Các chủ thể được pháp luật nước ta bảo vệ bao gồm các chủ thể như tổ chức kinh tế, chính trị của đơn vị sự nghiệp, công lập nhà nước, các doanh nghiệp, công ty trong nước, công ty nước ngoài đang đầu tư tại nước ta, các cá nhận mang quốc tịch Việt Nam…
Trong Hiến pháp Việt Nam đã quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người bao gồm những quyền cơ bản và tối thiểu mà mỗi người được hưởng như quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc…và các nghĩa vụ bắt buộc mỗi cá nhân phải hoặc không được thực hiện một số hành vi cụ thể. Ngoài ra tại một số văn bản chuyên ngành khác cũng quy định rất rõ ràng để ràng buộc hành vi con người như quyền được thừa kế, được tặng cho tài sản, hoặc cấm vượt đèn đỏ, cố ý giết người…và đương nhiên khi thực hiện những hành vi bị cấm này sẽ bị áp dụng chế tài xử lý.
Bốn, giai đoạn thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
Đây là giai đoạn mà các chủ thể được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Giống như những vấn đề khác thì cơ chế điều chỉnh pháp luật cũng như thế, đều chịu sự tác động của nhiêu yếu tố từ thực tiễn.Nhiều nội dung, quy định được ban hành nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, khả năng áp dụng chưa cao, còn gặp nhiều bất cập. Chính vì vậy, khi xây dựng một cơ chế điều chỉnh pháp luật cần dựa vào một số yếu tố cụ thể như ý thức, hành vi của con người trong đời sống hằng ngày, lợi ích quốc gia, mục tiêu đề ra trong năm…
Thứ hai, vai trò của cơ chế pháp luật đối với nhà nước
- Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Trong đời sống hằng ngày, có khi nào bạn tự nghĩ nếu xã hội này không có pháp luật thì sẽ thế nào hay chưa? Con người có thể phát triển bản thân được hay không? Xã hội có ổn định và trật tự như hiện nay hay không?
Đúng vậy, không một ai có thể phủ nhận được giá trị và tầm quan trọng của pháp luật đối với một quốc gia.
Mục đích chính của việc xây dựng pháp luật chính là công cụ hiệu quả nhất để phối hợp với nhân dân cùng xây dựng nên một cơ chế phù hợp, điều chỉnh những hành vi riêng lẽ của mỗi người trong xã hội nhằm đạt được những lợi ích mong muốn, duy trì đời sống cộng đồng xã hội.
Và tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có ý thức tuân thủ quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức luôn muốn “lách luật” hoặc cố ý vi phạm để bồi thường thiệt hại chỉ vì muốn thực hiện được mục đích cá nhân. Chính vì vậy, để có thể thực thi tốt pháp luật, Đảng và Nhà nước ta cần phải có cơ quan quản lý, đại diện cho Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm để mang tính răn đe. Việc chỉ đạo, điều chỉnh các cơ quan có chức năng có thẩm quyền quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội…
Cũng từ đó, nhà nước ta ban hành các chính sách phát triển kinh tế, ổn định trật tự, mở rộng thị trường, thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài…Chính vì vậy, mỗi một lĩnh vực đều sẽ có những văn bản chuyên ngành quy định rõ ràng chi tiết.
Đồng thời có thể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và có thể kìm hãm sựu phát triển của lĩnh vực hoạt động xã hội nào đó vì sự tiến bộ xã hội và hạnh phúc nhân dân.
- Cơ chế pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước vào đời sống hằng ngày, biến những chính dự định, dự án, kế hoạch được thực hiện, làm cho đường lối đó có hiệu lực thi hành và bắt buộc chung nên quy mô toàn xã hội.
Cơ chế pháp luật thể hiện ý chí nhà nước và cũng là công cụ để thực hiện hóa các mệnh lệnh quản lý của nhà nước. Pháp luật nước ta do nhà nước ban hành, là chất xám của những cá nhân, đại biểu do nhân dân bầu ra đưa vào bộ máy nhà nước và được Quốc hội xem xét, phê duyệt. Luật pháp do nhà nước ban hành, có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân liên quan. Các chế tài được áp dụng để xử lý để điều chỉnh hành vi con người, thực hiện theo khuôn khổ pháp luật. Đây chính là công cụ quản lý nhanh và hiệu quả nhất của nhà nước, là công cụ để giúp mỗi cá nhân có ý thức tôn trọng pháp luật từ đó tự động tạo nên một quy tắc vô hình trong mỗi cá nhân. Phạm vi tác động được lớn, trên toàn lãnh thổ và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ tuyền truyền, đến cưỡng chế nhà nước.
Pháp luật là do nhà nước ban hành ra nên nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiệ đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội, có phạm vi tác động rộng lớn, trên toàn lãnh thổ, đồng thời, pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Vì thế, pháp luật có thể được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả trên toàn xã hội, nhờ đó, các chính sách, kế hoạch, quy định biện pháp quản lý…của nhà nước được thực hiện hóa trong xã hội.
Đồng thời cơ chế điều chỉnh pháp luật còn là công cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, tính mạng, danh dự …của mỗi cá nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước.
Cơ chế pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước. Mọi cơ quan, đơn vị hay bất kỳ cá nhân nào, dù chức vị cao hay thấp đều phải tuân thủ và chấp hành pháp luật, không được lợi dụng chức quyền để vụ lợi riêng cho bản thân, gia đình hoặc người quen.