Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại

Khuyến mại là gì? Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại? Tác động của khuyến mại trong đời sống kinh tế xã hội?

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra vô cùng khốc liệt. Các doanh nghiệp luôn tìm các biện pháp để có thể thúc đẩy, mở rộng thị phần, tìm kiếm các cơ hội để bán hàng, cung ứng dịch vụ. Một trong các biện pháp xúc tiến thương mại phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng là khuyến mại. Vậy chủ thể là thương nhân kinh doanh thương mại cần phải có điều kiện gì? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại”.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Luật thương mại 2005.

1. Khuyến mại là gì?

Tại Khoản 1 Điều 88 Luật thương mại 2005 quy định về khuyến mại, theo đó, khuyên mại được hiểu là hoạt động xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Có thể thấy, cách thức thực hiện xúc tiến thương mại, cách thức tạo n những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng vì cung ứng dịch vụ là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Đây chính là dấu hiệu phân biệt hành vi khuyến mại với các hành vi xúc tiến thương mại khác.

Với tính chất là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, khuyến mại có các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh.

– Cách thức xúc tiến thương mại: là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Theo đó,  khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối, tuỳ thuộc từng chương trình khuyến mại.

– Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ.

2. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.

Cụ thể quyền khuyến mại của thương nhân được quy định tại điều 91 luật thương mại 2005. Theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại bao gồm:

+ Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.

+  Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.

Thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại( trong đó bao gồm cả hoạt động khuyến mại).

– Theo đó, thương nhân bao gồm doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác, thường xuyên tham gia bào các quan hệ thương mại, giữ vị trí trung tâm ở tất cả các quan hệ thương mại và tham gia vào quan hệ pháp luật khác cần phải thực hiện trong quá trình hoạt động thương mại, bao gồm quan hệ đầu tư góp vốn, hợp đồng thương mại, đăng kí kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại, giải thể, phá sản…. Doanh nghiệp và các thương nhân khác hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế và thuộc nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Thương nhân là chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại, xuất hiện trong các trường hợp sau đây: Thương nhân là chủ thể đầu tư, góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

– Trừ một số trường hợp bị hạn chế quyền tiếp tục đầu tư, góp vốn, các thương nhân là cá nhân, pháp nhân được quyền đầu tư, góp vốn để thành lập doanh nghiệp khác và trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Trong các trường hợp này, thương nhân là chủ thể của quân hệ đầu tư, phải tuân thủ quy định pháp luật về doanh nghiệp

– Chức năng, nhiệm vụ chính của thương nhân là hoạt động thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đó, thương nhân hoạt động thương mại với v tính chất nghề nghiệp, thường xuyên, liên tục và là chủ thể chủ yếu trong các quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại…

– Thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động đăng kí đôi kinh doanh (đăng kí thành lập doanh nghiệp, đăng kí thay đổi dung đăng kí doanh nghiệp).

Bên cạnh việc khẳng định và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của thương nhân, nhà nước cũng khẳng định vai trò của mình ũng và kiểm soát việc thực hiện quyền tự do trong quản lí về kinh tế và kiểm soát việc thực kinh doanh, theo đó, ai kinh doanh, kinh doanh cái gì, kinh doanh ở đâu, mức vốn bao nhiêu… đều phải đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp đang hoạt động nhưng có thay đổi những thông tin này. Thực hiện các thủ tục bắt buộc này là căn cứ để xác định tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của thương nhân khi họ sử dụng quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp đã quy định. Theo đó, thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp (hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp), là chủ thể thực hiện các hoạt động rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản doanh nghiệp) và là chủ thể của tranh chấp thương mại và quan hệ giải quyết tranh chấp thương mại.

– Thương nhân có thể tự mình tổ chức khuyến mại hoặc lựa chọn dịch vụ khuyến mại do thương nhân khác cung cấp trên cơ sở hợp đồng dịch vụ. Trường hợp này thương nhân phải đăng ký kinh doanh dịch vụ khuyến mại theo quy định của pháp luật.

– Việc luật thương mại quy định chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân đã loại trừ quyền khuyến mại của chủ thể kinh doanh hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập nhưng không phải đăng ký kinh doanh. Trong khi xúc tiến thương mại bằng khuyến mại là nhu cầu của bất kỳ chủ thể kinh doanh nào, cần được pháp luật bảo vệ.

3. Tác động của khuyến mại trong đời sống kinh tế xã hội.

– Đối với doanh nghiệp:

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khuyến mại được xem là công cụ để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. Khi áp dụng các chính sách khuyến mại, doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Thông qua đó, người tiêu dùng được biết đến thương hiệu của doanh nghiệp nhiều hơn. Đồng thời, chính sách khuyến mại giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần của mình trong một thời gian ngắn. Việc đánh mất khách hàng trong giai đoạn khó khăn hiện nay khiến doanh nghiệp bị đặt trong mối đe dọa khi giá trị của cơ sở khách hàng bị giảm sút và phải tăng thêm chi phí để thu hút khách hàng mới.

Là một trong các hình thức xúc tiến thương mại, khuyến mại cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ nảy sinh gian lận thương mại. Thông qua khuyến mại, doanh nghiệp có thể thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm tranh giành thị phần với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Đôi khi, vì doanh nghiệp mải chạy theo các chương trình khuyến mại mà không quan tâm tới việc phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

– Đối với người tiêu dùng:

Các chương trình khuyến mại được doanh nghiệp tung ra với nhiều hình thức, quy mô khác nhau kéo theo nhiều hệ quả khác nhau. Trong khi lạm phát tăng cao, thu nhập của người tiêu dùng giậm chân tại chỗ thì các chương trình khuyến mại luôn có sự kích thích lớn đối với họ. Đặc biệt, các chương trình khuyến mại phong phú có thể được doanh nghiệp áp dụng từ mặt hàng nhỏ, có giá trị thấp như dầu gội đầu, kem đánh răng cho tới những hàng giá trị lớn như ô tô, căn hộ cao cấp,…

Khuyến mại tác động đến tâm lý của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi được mua sắm, sử dụng các dịch vụ với mức giá rẻ hơn bình thường. Các chương trình khuyến mại tặng hàng mẫu dùng thử, tặng phiếu mua hàng cũng đem đến những cơ hội trải nghiệm sản phẩm mới, nhãn hiệu mới. Thông qua đó, người tiêu dùng có thể nâng cao nhận thức, kinh nghiệm của mình trong việc lựa chọn sản phẩm.

– Đối với nền kinh tế :

Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở châu Âu nên nền kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi. Nền kinh tế trong nước lạm phát, lãi suất ở mức cao, sản xuất châm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sức mua trên thị trường giảm thì việc các chương trình khuyến mại được tung ra có tác động “làm ấm” thị trường, kích cầu tiêu dùng.

Tuy nhiên, cũng sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nếu áp dụng các hình thức khuyến mại một cách tràn lan như hiện nay. Điển hình là việc khách hàng dần có suy nghĩ cho rằng giá thực tế của hàng hóa dịch vụ chính là giá khuyến mại, thậm chí còn thấp hơn, vô tình đối với họ, mức giá thông thường của hàng hóa dịch vụ khi chưa có khuyến mại là cao. Hay việc khách hàng nghi ngờ việc chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại có chất lượng thấp, ít nhất là so với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhà sản xuất khác, thậm chí thấp hơn với chính hàng hóa, dịch vụ khi chưa có khuyến mại.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com