Đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài không hợp lệ

Đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài không hợp lệ. Vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài không hợp lệ. Vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group! Gần đây anh của em có hợp tác cùng một anh nữa mở trung tâm và dẫn người đi lao động nước ngoài. Anh em lo phần tư vấn đầu vào trong nước còn anh kia lo phần đầu ra các nước. Tuy nhiên, giờ mới phát hiện giấy phép kinh doanh và visa anh kia làm cho lao động đều không hợp lệ. Đó chỉ là visa du lịch. Hiện nay người nhà lao động đang muốn kiện. Nên rất mong sớm nhận được sự tư vấn và chia sẻ về luật liên quan và các hình phạt có thể phải chịu ạ. Trân trọng cảm ơn LVN Group!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006

Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Nghị định 124/2015/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn:

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, phải được Bộ lao động thương binh và xã hội cấp phép mới đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp có tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 73 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006:

Điều 73. Giải quyết tranh chấp

1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

3. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

Theo đó, nếu phát sinh tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp bạn làm giấy phép kinh doanh và visa cho lao động đều không hợp lệ nhằm tuyển chọn, thu tiền của người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 3 Điều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

Điều 34. Vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động;

b) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định;

c) Đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

Do đó, nếu doanh nghiệp bạn lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài mà làm giấy phép kinh doanh và visa không hợp lệ cho người lao động nhằm tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền người lao động thì bị xử phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Ngoài hình thức xử phạt này, doanh nghiệp vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo điểm b Khoản 4 Điều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

b) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Đối với hành vi không đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP:

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

dua-nguoi-lao-dong-di-lam-viec-tai-nuoc-ngoai-khong-hop-le.dua-nguoi-lao-dong-di-lam-viec-tai-nuoc-ngoai-khong-hop-le.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp bạn không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo quy định thì căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP doanh nghiệp bạn sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng . Do dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên mức phạt tiền đối với hành vi này gấp hai lần so với mức phạt thông thường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com