Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng phương thức trọng tài - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng phương thức trọng tài

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng phương thức trọng tài

Tranh chấp giữa người tiêu dùng và cá nhân, tổ chức kinh doanh có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài.

giai-quyet-tranh-chap-giua-nguoi-tieu-dung-va-thuong-nhan-bang-trong-taigiai-quyet-tranh-chap-giua-nguoi-tieu-dung-va-thuong-nhan-bang-trong-taiTrong trường hợp người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung thông qua các phương thức như thương lượng hoặc hòa giải có thể thỏa thuận lựa chọn phương pháp là gửi đơn lên Trọng tài. Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, trọng tài được sử dụng như một cách giải quyết tranh chấp phát sinh khi có điều khoản trọng tài (Thuật ngữ dùng trong Luật Trọng tài thương mại 2010 là “thỏa thuận trọng tài”). Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giữa người tiêu dùng với thương nhân được quy định từ Điều 38 đến Điều 40 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Bên cạnh đó, Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định:

“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọngtài.”

Tuy nhiên, để điều khoản trọng tài có hiệu lực, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận. Theo điều 17 của Luật Trọng tài thương mại 2010 thì: “Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận”.

Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác nếu không nhất trí phương thức trọng tài. Nếu như người tiêu dùng cần lưu ý điều khoản trọng tài là một vấn đề được pháp luật về trọng tài quy định, theo đó nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn kiện nếu tranh chấp đó phát sinh và một bên khởi kiện ra Tòa.

Quy định trên đã kịp thời phản ánh một hiện thực là so với các doanh nghiệp, người tiêu dùng thường ở một vị trí có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều kiện và điều khoản trong giao dịch thương mại chung (tồn tại dưới các hình thức hợp đồng in sẵn; quy tắc bán hàng; điều lệ cung ứng dịch vụ… của thương nhân). Bởi vậy, cần có quy định để bảo vệ quyền tự định đoạt của họ dù đó là hình thức giải quyết tranh chấp.

Mặc dù việc ra đời các chế tài bảo vệ người tiêu dùng (trong đó có phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài) ở mức cao nhất là rất cần thiết nhưng cũng phải tính tới việc cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp cũng gặp phải rất nhiều vấn đề phát sinh khi thực hiện các hợp đồng.

Bởi vậy mà khi xảy ra tranh chấp, phương thức giải quyết bằng trọng tài là phương thức đạt hiệu quả cao nhất. Bởi giải quyết bằng phương thức này chỉ giải quyết 1 lần, bằng một hội đồng trọng tài do các lựa chọn nên các bên có thể chọn những chuyên gia giỏi nhất, độc lập, vô tư và khách quan nhất, có thể bảo vệ được các bí mật của thương nhân, thủ tục do các bên tự thỏa thuận và thời gian giải quyết tranh chấp ngắn gọn.

Thực tế đã có những vụ việc được giải quyết bằng phương thức trọng tài. Cụ thể, tranh chấp giữa công ty Samsung ViNa với chị Hoàng Kim Phượng (Hà Nội) trong việc kí kết hợp đồng mua bán Tivi Samsung LCD. Trong hợp đồng này, cả hai bên đều đã thoải thuận là “nếu hai bên không đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh chấp sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và  công nghiệp Việt Nam ở 33 phố Bà Triệu – Hà Nội giải quyết. Quyết định của  Trung tâm trọng tài sẽ là cuối cùng và hai bên có nghĩa vụ tuân theo”. Tuy nhiên, sau khi mua hàng, chị Phượng lại thấy bị lỗi màn hình nhưng công ty Samsung Vina lại từ chối bảo hành vì nguyên nhân máy rỉ sát bên trong. Chị Phượng yêu cầu cần giải thích rõ ràng và tiến hành bảo hành sản phẩm. Trên cơ sở nội dung của hợp đồng, hai bên đã đưa vụ việc lên Trung tâm trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Sau khi tiếp nhận và xác minh nội dung vụ tranh chấp, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại cũng như pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chỉ với thời gian ngắn là hai tuần, trung tâm trọng tài đã đưa ra quyết định. Theo đó, yêu cầu công ty Samsung ViNa bảo hành chiếc tivi Samsung LCD cho chị Phượng do xét thấy việc hỏng không phải do lỗi từ phía chị Phượng mà do lỗi linh kiện điện tử từ phía công ty. Quyết định này được các hai bên nhất trí và tự nguyện thi hành.

giai-quyet-tranh-chap-giua-nguoi-tieu-dung-va-thuong-nhan-bang-trong-taigiai-quyet-tranh-chap-giua-nguoi-tieu-dung-va-thuong-nhan-bang-trong-tai

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Cho dù có những hiệu quả nhất định nhưng phương thức này vẫn chưa hoàn toàn được coi trọng. Số vụ tranh chấp được xét xử qua trọng tài ở VN còn ít so với thế giới. Bởi, khi các thương nhân Việt Nam ký kết hợp đồng, họ thường chưa coi trọng vấn đề giải quyết tranh chấp, không nghĩ tới việc có tranh chấp sau này nên không thoả thuận ngay về hình thức, cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, vì không chú ý đến khả năng xảy ra tranh chấp nên khi điều đó xảy ra, các thương nhân hoặc người tiêu dùng lại không thể lựa chọn trọng tài TM để giải quyết vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết khi các bên đã thoả thuận lựa chọn trọng tài ngay trong hợp đồng hoặc văn bản kèm theo hợp đồng. Trong khi đó, toà án lại đương nhiên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Do chúng ta mới gia nhập WTO không lâu nên áp lực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà các nước thành viên WTO đã công nhận nhiều năm còn thấp. Tuy nhiên dần dần việc giải quyết này sẽ nâng lên do chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng. Đối với lý do hiệu lực phán quyết của trọng tài không cao thì không còn đúng vì kể từ khi có Luật trọng tài thương mại năm 2010, nếu bên thua kiện không thực hiện phán quyết thì hồ sơ sẽ chuyển sang cơ quan thi hành án.

Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng phương thức trọng tài đảm bảo tính linh hoạt, tính mềm dẻo của pháp luật trong việc bảo vệ người tiêu dùng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com