Giấy xác nhận tạm trú là gì? Thủ tục xin giấy xác nhận tạm trú?

Giấy xác nhận tạm trú là gì? Đối tượng nào phải đăng ký tạm trú? rình tự, thủ tục xin giấy xác nhận tạm trú? Mức xử phạt hành chính đối với các lỗi vi phạm liên quan đến tạm trú?

Hiện nay, tại các thành phố lớn, khu công nghiệp, mỗi năm, có hàng chục nghìn sinh viên, công nhân, người dân di cư từ các tỉnh đến học và làm việc, sinh sống. Trước khi họ có hộ khẩu ở tại nơi sinh sống, theo quy định của pháp luật, phải làm thủ tục xin xác nhận tạm trú để địa phương dễ dàng nắm bắt, quản lý. Tuy nhiên, rất nhiều người thường chủ quan, không để ý đến thủ tục hành chính này, dẫn đến hậu quả là có thể bị phạt hình chính.

LVN Group tư vấn luật về thủ tục xin giấy xác nhận tạm trú: 1900.0191

Căn cứ pháp lý

  • Luật cư trú năm 2013;
  • Thông tư số 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an ngày 09/09/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.

1. Giấy xác nhận tạm trú là gì?

Giấy xác nhận tạm trú là mẫu giấy do các cơ quan có thẩm quyền tự soạn thảo và cung cấp cho công dân khi công dân đi thực hiện thủ tục xin xác nhận tạm trú. Mặc dù pháp luật hiện nay trong các văn bản về cư trú chưa hề có quy định về việc được cấp giấy xác nhận mà chỉ có quy định về việc cấp sổ tạm trú.

2. Đối tượng nào phải đăng ký tạm trú:

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Như vậy có 02 trường hợp công dân không phải đăng ký tạm trú, bao gồm:

– Thuộc trường hợp đăng ký thường trú;

– Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới 30 ngày.

Lưu ý: Dù công dân không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú nhưng công dân ở lại trong một thời gian nhất định dưới 30 ngày tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình thì phải đăng ký lưu trú. Trường hợp công dân không thực hiện đăng ký bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167 năm 2013 của chính phủ.

Thực tế tại nhiều tỉnh thành phố, cơ quan công an xã, phường thị trấn địa phương nhiều trường hợp từ chối cấp sổ tạm trú và trả lời cho công dân với một số lý do như hết sổ tạm trú, giấy xác nhận tạm trú… Trong trường hợp đặc biệt này, Qúy khách hàng liên hệ Luật LVN Group đưa ra hướng giải quyết đúng quy định pháp luật.

3. Trình tự, thủ tục xin giấy xác nhận tạm trú:

Theo điều 30 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì đăng ký tạm trú là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Khi các công dân thực hiện hoạt động này không chỉ góp phần giúp Nhà nước quản lý công dân và đảm bảo an ninh xã hội tốt hơn mà còn là tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình đã thực hiện đăng ký tạm trú thành công tại địa phương đều được cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của bạn, tuy nhiên thường thì Sổ tạm trú chỉ có thời hạn trong vòng 24 tháng. Khi Sổ tạm trú hết thời hạn bạn có thể quay lại cơ quan có thẩm quyền để xin tiếp tục tạm trú.

Theo Luật Cư trú đã sửa đổi, bổ sung thì nếu bạn đã thuê trọ ở địa chỉ mới ngoài địa chỉ đăng ký thường trú thì trong vòng 30 ngày bạn cần đăng ký tạm trú. Thông thường bạn sẽ cần đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc tương đương để yêu cầu được thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú.

Điều 16, Thông tư  35/2014/TT-BCA quy định về thủ tục đăng ký tạm trú, như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp:

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6  Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).

+ Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.

Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Bước 2: Thời gian giải quyết

Thời gian giải quyết đối với đăng ký tạm trú như sau:

Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngàu nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đến đăng ký. Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú. Công dân phải đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.

Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.

Mỗi hộ gia đình đăng ký tạm trú thì được cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.

Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại. Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ: Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đến tạm trú. Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật.

Bước 3: Nộp lệ phí và nhận kết quả

Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

– Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm:

+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

+ Cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân.

+ Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

+ Gia hạn tạm trú.

– Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.

4. Mức xử phạt hành chính đối với các lỗi vi phạm liên quan đến tạm trú:

Một số quy định về mức xử phạt được quy định rõ tại, Điều 8  Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Hành vi Mức phạt Căn cứ
Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú  

 

 

 

 

 

100.000 – 300.000 đồng

 

 

 

 

 

 

Khoản 1, Điều 8

Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;  

 

 

 

 

 

1.000.000 – 2.000.000 đồng

 

 

 

 

 

 

Khoản 2, Điều 8

Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;
Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;  

 

 

2.000.000 – 4.000.000 đồng

 

 

 

Khoản 3, Điều 8

Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;

Ngoài ra, tùy vào mức độ vi phạm tương ứng với hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4,5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com