Khái quát về tập trung kinh tế? Tác động của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh?
Hiện nay, việc tập trung kinh tế không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vì tập trung kinh tế luôn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Việc tập trung kinh tế đã giúp các tổ chức tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà doanh nghiệp không mong muốn cũng như đã tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu về hậu quả và các ảnh hưởng của hoạt động tập trung kinh tế.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Khái quát về tập trung kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì hoạt động tập trung kinh tế là hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp nhằm mục đích để tăng cường tiềm lực kinh tế từ đó đã tạo ra các doanh nghiệp mới có quy mô lớn hơn trước. Do đó, tập trung kinh tế có thể hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền. Khi ở vào vị trí này, doanh nghiệp cố xu hướng lạm dụng vị trí của mình thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xẩu cho thị trường, cho doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Chính bởi vì thế mà các hành vi tập trung kinh tế phải được pháp luật kiểm soát.
2. Tác động của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh:
Tác động của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh dưới góc độ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia:
Căn cứ vào những lợi ích kinh tế, việc tiến hành tập trung kinh tế có những tác động đáng kể đến lợi ích và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia:
– Thứ nhất, hoạt động tập trung kinh tế được coi là con đường ngắn nhất được các doanh nghiệp sử dụng để nhanh chóng giải quyết nhu cầu tập trung các nguồn lực thị trường của các nhà kinh doanh nhằm nâng cao năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Bằng phương cách tập trung hoặc liên minh các nguồn lực đang được từng doanh nghiệp nắm giữ riêng lẻ thành một khối thống nhất hoặc do một tập đoàn quản lý chung, tập trung kinh tế đã tạo ra khả năng đầu tư lớn hơn với sức mạnh tổng hợp để giải quyết nhiều vấn đề được đặt ra từ thị trường mà mỗi doanh nghiệp tồn tại một mình khó có thể thực hiện triệt để. Có thể kể đến các hình thức sau đây:
+ Tập trung vốn để nâng cao khả năng đầu tư kinh doanh, mở rộng thị trường.
+ Tập trung khả năng về chất xám để đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao công nghệ quản lý.
Do đó, các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh… được coi là cách thức không tốn kém nhiều thời gian để hình thành nên quyền lực thị trường.
– Thứ hai, tập trung kinh tế tạo ra khả năng hợp tác sâu sắc trong hoạt động kinh doanh.
Thông qua các hành vi của các chủ thể như việc mua lại, liên doanh, các doanh nghiệp tham gia hình thành nên các liên minh kinh doanh, các nhóm doanh nghiệp có mối quan hệ sở hữu hoặc đầu tư với nhau cho dù dưới góc độ pháp lý các doanh nghiệp đó vẫn là những chủ thể có tư cách độc lập.
Sự tồn tại của nhóm kinh doanh tạo ra các hình thức hợp tác kinh doanh khép kín; hỗ trợ trong quản lý, thực hiện chiến lược mở rộng, phát triển thị trường; hợp tác chia sẻ rủi ro khi thị trường có những biến động lớn hòng tìm kiếm cơ hội vượt qua các cuộc khủng hoảng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thứ ba, tập trung kinh tế diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và ở cùng một công đoạn của quá trình kinh doanh (cùng thị trường liên quan) sẽ đưa đến kết quả là các doanh nghiệp không còn cạnh tranh với nhau nữa.
Chúng ta không thể khẳng định về khả năng làm hại đến vị trí cạnh tranh của những doanh nghiệp không tham gia tập trung kinh tế, có thể đủ cơ sở để khẳng định về khả năng hủy diệt cạnh tranh trong quan hệ nội bộ của những chủ thể tham gia với nhau. Từ vai trò là các đối thủ cạnh tranh của nhau, các doanh nghiệp sẽ cùng tham gia vào việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh đã không còn cơ hội cạnh tranh với nhau bởi sau khi sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp đã hóa thân để hình thành một chủ thể duy nhất; tạo ra mối quan hệ một nhà bằng hành vi mua lại hoặc liên doanh.
– Thứ tư, tập trung kinh tế có thể là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh.
Quá trình kinh doanh của doanh nhân luôn chịu sự chi phối bởi những biến động của thị trường, nhu cầu kinh doanh thay đổi, sự hình thành các rào cản trên thị trường. Những biến động đó có thể tạo ra nhiều khó khăn và thuận lợi trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược cơ cấu lại bản thân cho phù hợp với những thay đổi từ thị trường nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Dựa vào thực tế hiện nay, ta nhận thấy, những năm gần đây các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp hoặc liên doanh thường được sử dụng rất phổ biến
Tác động của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh dưới góc độ của thị trường cạnh tranh:
Tập trung kinh tế tạo ra nhiều thay đổi trong cơ cấu và tương quan cạnh tranh trên thị trường, cụ thể ta nhận thấy như sau:
– Tập trung kinh tế làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường.
Việc các doanh nghiệp sáp nhập hoặc hợp nhất giữa các doanh nghiệp đã làm cho các doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất chấm dứt tồn tại để chuyển giao toàn bộ năng lực kinh doanh cho một chủ thể duy nhất. Khi đó, cơ cấu cạnh tranh vốn có trên thị trường sẽ thay đổi về mặt cấu trúc – số lượng doanh nghiệp. Sự thay đổi trên có thể tác động đến thị trường theo những xu hướng sau đây:
+ Các nguồn lực thị trường sẽ được sử dụng tập trung và hiệu quả hơn, tránh tình trạng manh múm, nhỏ lẻ của quá trình kinh doanh, tạo hiệu quả chung lớn hơn cho xã hội.
+ Hình thái thị trường cạnh tranh có thể sẽ thay đổi và chuyển sang mô mình độc quyền nhóm hoặc hình thành các doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp theo phương thức tập trung vốn, thị trường hoặc các nguồn lực kinh tế khác sẽ làm thay đổi cấu trúc doanh nghiệp trên thị trường và hình thành nên những doanh nghiệp đủ lớn để chi phối các yếu tố của quan hệ thị trường.
– Tập trung kinh tế làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường.
Sự tập trung hoặc liên minh của các nguồn lực kinh tế giữa các doanh nghiệp thông qua các biện pháp tập trung kinh tế đã làm xuất hiện một doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh bằng tổng năng lực cạnh tranh của tất cả doanh nghiệp tham gia.
Hoạt động tập trung kinh tế sẽ không trực tiếp làm giảm vị trí cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp không tham gia, song chúng lại làm thay đổi quan hệ cạnh tranh giữa họ với doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế so với mối quan hệ trước đó. Sự xuất hiện đột ngột một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có quan hệ sở hữu với nhau đã làm cho tương quan, mức độ và thái độ cạnh tranh trên thị trường thay đổi so với trước khi có hiện tượng tập trung xảy ra.
– Trên lý thuyết đôi khi coi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh như là các biện pháp cơ cấu lại thị trường có những tác dụng tích cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn.
Vai trò cơ cấu lại thị trường của tập trung kinh tế được thể hiện như sau:
+ Các biện pháp sáp nhập, hợp nhất mua lại doanh nghiệp góp phần cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả song không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Trong pháp luật kinh doanh, các chế định về giải thể và phá sản doanh nghiệp được coi như những phương thức giải quyết số phận của các doanh nghiệp gặp khó khăn và kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng triệt để hai biện pháp nói trên lại kéo theo hậu quả là sau khi các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản chấm dứt tồn tại thì các giá trị đầu tư của họ sẽ chỉ được dùng để giải quyết trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp và trả lại cho các chủ đầu tư. Khi đó, giá trị đầu tư chung trên thị trường liên quan sẽ giảm đi tương ứng. Mà trong quá trình đó, sự sáp nhập, mua lại, hợp nhất có thể diễn ra với vai trò của quá trình điều phối các nguồn lực kinh tế từ những người sử dụng kém hiệu quả để tập trung vào doanh nghiệp có khả năng sử dụng tốt hơn. Khi đó, số lượng doanh nghiệp có thể giảm đi song giá trị đầu tư của thị trường không giảm sút.
+ Sự manh mún của quy mô đầu tư có thể sẽ làm cho thị trường kém phát triển. Trong khoảng thời gian đó thì tập trung kinh tế lại được coi như giải pháp cho việc cơ cấu lại quy mô kinh doanh trên thị trường.
+ Trong điều kiện của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời sẽ là một trong số những thách thức khá lớn đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế thị trường chuyển đổi. Chính bời do vậy mà nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia là đòi hỏi tất yếu khi tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Một trong những biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng là tập trung các nguồn lực kinh tế để hình thành nên các tập đoàn hoặc liên minh có sức mạnh về tài chính, kỹ thuật, công nghệ.