Hình thức bố trí phòng xử án? Sơ đồ phòng xử án dân sự?

Phòng xử án là gì? Hình thức phòng xử án? Sơ đồ phòng xử án dân sự?

Trong tố tụng cả trong lĩnh vực dân sư, hình sự hay hành chính thì vai trò của cơ quan là giải quyết các vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Việc tiến hành tố tụng được thực hiện trong phòng xử án riêng biệt, có sắp xếp trang thiết bị đủ, vị trí chỗ ngồi của từng thành phần tham gia tố tụng được bố trí hợp lý theo sơ đồ được quy định theo Thông tư mà Tòa án nhân dân tối cao là cấp có thẩm quyền ban hành.

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Phòng xử án là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC đã quy định về phòng xử án với những nội dung như sau:

– Thứ nhất, về khái niệm thì phòng xử án được quy định là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.

– Thứ hai, phòng xử án được phân theo cấp bao gồm phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm; phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm.

– Thứ ba, phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm bao gồm các loại là phòng xử án hình sự, phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

2.Hình thức phòng xử án?

2.1. Về hình thức sắp xếp phòng xử án?

Tại Điều 4 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC đã quy định như sau:

– Đối với cơ quan nhà nước đặc biệt là bên thi hành pháp luật như Tòa án thì hình ảnh Quốc huy là không thể thiếu, pháp luật quy định phòng xử án phải được bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nền ốp gỗ ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.

– Về phần bục tương ứng với vị trí trong tố tụng thì phòng xử án được bố trí hai bục như sau: Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở trên bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp. Hai bục này không áp dụng đối với phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

– Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa, phiên họp; phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử án có nền màu vàng.

Trường hợp Tòa xét xử lưu động thì phòng xử án phải bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phông nền màu xanh ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử. Bàn của những người tiến hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với màu phông nền.

2.2. Về trang thiết bị trong phòng xử án?

Tại Điều 5 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC đã quy định như sau: bục vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp phải có bàn, ghế, bục khai báo, hàng rào ngăn cách, bảng nội quy phòng xử án, biển ghi chức danh của những người tiến hành tố tụng, biển ghi tư cách của người tham gia tố tụng, hệ thống chiếu sáng, quạt điện và hệ thống âm thanh.

Có thể thấy có những Tòa có máy ghi hình, ghi âm, màn hình ti vi, máy tính, mạng internet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác xét xử tuy nhiên đây không phải là trang thiết bị bắt buộc mà c ăn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi Tòa án mà phòng xử án có thể được trang bị thêm.

Bàn, ghế, nền ốp gỗ để bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bục khai báo, hàng rào ngăn cách trong phòng xử án bảo đảm các tiêu chuẩn có màu nâu, chất liệu sử dụng bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Bảng nội quy phòng xử án có nền màu xanh, chữ màu trắng, biển ghi chức danh những người tiến hành tố tụng có nền màu đỏ, chữ màu vàng còn biển ghi tư cách tham gia tố tụng của những người khác có nền màu xanh, chữ màu trắng.

2.3. Trang thiết bị phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên?

Về vị trí khi tiến hành tố tụng: người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, theo hình thức bàn tròn, nền tưởng màu xanh. Đối với người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bàn, ghế trong phòng x án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng.

3. Sơ đồ phòng xử án dân sự?

Sơ đồ phòng xử án theo các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm được ban hành tại phụ lục số 01 trong Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC, dưới dây mà hình thức mô tả lại sơ đồ của phòng xử án.

Mô tả phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm:

– Vị trí của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được bố trí trên bục cao nhất, phía dưới Quốc huy;

– Vị trí của Thư ký phiên tòa được bố trí dưới một cấp, quay lưng vào Hội đồng xét xử;

– Vị trí của bục khai báo (trường hợp người khai báo là người bị kết án thì Cảnh sát bảo vệ phiên tòa phải đứng phía sau bục khai báo);

– Vị trí của đại diện Viện kiểm sát được bố trí phía dưới và đối diện với vị trí của Thư ký phiên tòa;

– Vị trí của đơn vị chức năng của Tòa án;

– Vị trí của người tham gia tố tụng như người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, người bị kết án được bố trí ngang hàng và ở dưới vị trí của đơn vị chức năng của Tòa án;

– Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa;

– Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí phía sau cùng phòng xử án.

Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm

Mô tả Phòng xử án hình sự:

– Vị trí của Hội đồng xét xử (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn) được bố trí trên bục cao nhất, phía dưới Quốc huy;

– Vị trí của Thư ký phiên tòa được bố trí dưới một cấp, quay lưng vào Hội đồng xét xử (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa);

– Vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được bố trí đối diện với nhau và ở dưới vị trí của Thư ký phiên tòa;

– Vị trí bục khai báo của những người tham gia tố tụng khác, vị trí bục khai báo của bị cáo và vị trí của người phiên dịch, dịch thuật được bố trí ngang hàng và phía dưới vị trí của đại diện Viện kiểm sát và người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Người tham gia tố tụng khác cũng có thể đứng tại chỗ để khai báo theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;

– Vị trí của bị cáo được bố trí phía sau bục khai báo của bị cáo;

– Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa được bố trí phía sau vị trí của bị cáo;

– Vị trí của những người tham gia tố tụng khác được bố trí phía sau vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa;

– Vị trí hàng rào đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên tòa;

– Vị trí của những người tham dự phiên tòa được bố trí ngay sau hàng rào theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;

– Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa được bố trí ngay sau vị trí của người tham dự phiên tòa theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;

– Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí phía sau cùng của phòng xử án theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Mô tả Phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính:

– Vị trí của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp) được b trí trên bục cao nhất, phía dưới Quốc huy;

-Vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp được bố trí dưới một cấp, quay lưng vào Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản hoặc Thm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);

– Vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người phiên dịch, dịch thuật được bố trí đối diện với nhau và ở dưới vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp;

– Vị trí của đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và vị trí của những người tham gia tố tụng khác được bố trí ngang hàng và phía dưới vị trí của đại diện Viện kiểm sát và người phiên dịch, dịch thuật. Đối với phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị và những người tham gia tố tụng khác được Thẩm phán chủ tọa phiên họp bố trí theo vị trí tương ứng;

– Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp được bố trí phía sau vị trí của đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

– Vị trí hàng rào đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên tòa, phiên họp;

– V trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau hàng rào theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;

– Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;

– Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí phía sau cùng của phòng xử án theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.

Mô tả Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên:

– Vị trí của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp) được bố trí  giữa, phía dưới Quốc huy;

– Vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp được b trí phía trước, bên phải của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);

– Vị trí của người phiên dịch, dịch thuật được bố trí ngang hàng vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp phía bên trái của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);

– Vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bố trí đối diện với nhau, ở phía dưới vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp và vị trí của người phiên dịch, dịch thuật;

– Vị trí của bị cáo hoặc đương sự là người dưới 18 tuổi, đại diện người dưới 18 tuổi và những người tham gia tố tụng khác (tham gia tố tụng khác gồm nguyên đơn, bị đơn, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…) được bố trí phía dưới vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của đương sự;

– Vị trí hàng rào đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên tòa, phiên họp;

– Vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau hàng rào theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;

Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;

– Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí sau cùng của phòng xử án theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.

Từ mô tả trên, để hiểu rõ hơn từng vị trí của từng vai trò tham gia cóa mặt trong phòng xử án thì bạn đọc có thểm tìm hiểu rõ sơ đồ trong Phụ lục số 01 ban hành trong Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC kèm theo mô tả mà chúng tôi trình bày trên. Theo đó, phòng xử án theo các cấp sẽ có vị trí sắp xếp khác nhau.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com