Hộ chiếu tạm thời là gì? Trường hợp nào được cấp hộ chiếu tạm thời?

Hộ chiếu tạm thời là gì? Đối tượng cấp giấy thông hành? Trình tự thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu tạm thời? Các loại hộ chiếu và giấy thông hành theo quy định hiện hành?

Hộ chiếu tạm thời là loại hộ chiếu được xem xét cấp tạm cho công dân Việt Nam trong trường hợp không đáp ứng điều kiện để cấp hộ chiếu theo đúng quy định của luật. Đây là quy định thể hiện sự bảo hộ công dân trong các điều kiện khách quan có thể gặp phải. Hộ chiếu tạm thời được cấp thay cho giấy thông hành trước đây.

LVN Group tư vấn pháp luật về cấp hộ chiếu tạm thời: 1900.0191

1. Hộ chiếu tạm thời là gì?

Hộ chiếu tạm thời là hộ chiếu được cấp tạm thời có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Có giá trị sử dụng như hộ chiếu phổ thông và cấp cho công dân Việt Nam trong các trường hợp: Ra nước ngoài có thời hạn, bị mất hộ chiếu hoặc hộ chiếu không còn giá trị sử dụng mà có nguyện vọng về nước ngay; không được nước ngoài cho cư trú, có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tự nguyện xin về nước mà không có hộ chiếu còn giá trị; phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam mà không có hộ chiếu còn giá trị; phải về nước theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước sở tại về việc nhận trở lại công dân; vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an. 

Hộ chiếu trong tiếng Anh là: Passport

Hộ chiếu tạm thời tiếng Anh là: Temporary passport

2. Đối tượng cấp giấy thông hành (hộ chiếu tạm thời):

Theo Nghị định 76/2020/NĐ-CP, đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia gồm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác.

Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào gồm công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào; công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.

Đối tượng được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc gồm công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc; cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.

3. Trình tự thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu tạm thời:

Theo quy định, người đề nghị cấp giấy thông hành nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định.

Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người được cử đi nộp hồ sơ xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.

Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ Luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình làm thủ tục.

Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.

Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Nghị định nêu rõ, trường hợp bị mất giấy thông hành ở trong nước, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành trực tiếp nộp hoặc gửi đơn trình báo mất giấy thông hành theo mẫu cho cơ quan cấp giấy thông hành. Nếu vì lý do bất khả kháng không nộp hoặc gửi đơn theo thời hạn quy định thì phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng.

Trường hợp bị mất giấy thông hành ở nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh; khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.

Hồ sơ gồm:

– 01 tờ khai theo mẫu (M01);

– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.

– 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;

– 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

– Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;

– Giấy giới thiệu của cơ quan đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ.

Lưu ý:

– Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi: tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành theo mẫu  M01 phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên.

– Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên.

Nơi nộp hồ sơ:

– Công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam với đất nước nơi cơ quan có trụ sở.

– Công an phường, xã, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam với đất nước nơi công dân có hộ khẩu thường trú.

Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ. Nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

– Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

4. Các loại hộ chiếu và giấy thông hành theo quy định hiện hành:

Hộ chiếu: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 6 tháng thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.

Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.

Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.

Giấy thông hành: Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Kết luận: Hộ chiếu tạm thời (giấy thông hành) chỉ được áp dụng cho một số đối tượng nhất định (không phổ biến như loại hộ chiếu thông thường. Theo đó, trình tự thực hiện được áp dụng theo quy định như trên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com