Sơ lược về hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển? Các vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển theo chuyển bằng đường biển?
Việt Nam là một nước có tiềm năng về vận tải biển rất lớn, với bờ biển trải dài hơn 3200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, hiện nay có tới trên 300 cảng biển với qui mô lớn nhỏ các loại. Đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vận tải biển, pháp luật hàng hải Việt Nam ngày càng phải hoàn thiện nhằm điều chỉnh hoạt động vận tải ngày càng phát triển, phù hợp với các công công ước quốc tế về vận tải biển. Khi nghiên cứu về vận tải biển, một trong những nội dung quan trọng, trọng tâm là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Nếu như trong một bài viết khác, Luật LVN Group đã có sự phân tích cụ thể đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, thì trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ tập trung vào loại hợp đồng còn lại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển: Hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý: Bộ luật Hàng hải năm 20215.
1. Sơ lược về hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển?
Theo khoản 2, Điều 146 Bộ luật hàng hải quy định: “Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.“.
Theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến thì chủ tàu cho người thuê tàu toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác và được hưởng tiền cước chuyên chở theo quy định của hợp đồng thuê tàu do hai bên thỏa thuận ký kết.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến được sử dụng trong phương thức thuê tàu chuyến. Tàu chuyến được hiểu là loại tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không đi qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình đã định trước. Trong phương thức thuê tàu chuyến, tàu không chạy theo lịch trình cố định như tàu chợ, mà theo yêu cầu của chủ hàng.
Khác với tàu chợ, tàu chuyến hoạt động không theo một lịch trình định trước, mà lịch trình của nó được đặt ra theo yêu cầu của người thuê tàu. Hàng hóa chuyên chở trong hợp đồng thuê tàu chuyến thường là đầy tàu và được vận chuyển nhanh vì không phải ghé qua các cảng đã định trước như trường hợp vận chuyển bằng tàu chợ, vì vậy, giá cước vận chuyển rẻ. Mặt khác, tàu có thể thay đổi cảng xếp, cảng dở một cách dễ dàng nên hợp đồng có tính linh hoạt cao hơn.
Hợp đồng thuê tàu chuyến là văn bản pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của người thuê vận tải và người vận tải. Hợp đồng thuê tàu chuyến thông thường được đàm phán ký kết theo một thủ tục phức tạp hơn nhiều so với thuê tàu chợ và bắt buộc phải được ký kết bằng hình thức là văn bản, mọi điều khoản đều được hai bên tự do thương lượng trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau.
Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến, cần phân biệt hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. Trên thực tế, trong quá trình chuyên chở, nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu, người ta sẽ giải quyết tranh chấp đó dựa vào vận đơn hoặc dựa vào hợp đồng thuê tàu. Nếu người nhận hàng đồng thời là người ký kết hợp đồng, khi có có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở thì sẽ dựa vào hợp đồng thuê tàu để giải quyết tranh chấp. Nếu người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng thuê tàu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy vận đơn để giải quyết tranh chấp.
2. Các vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển?
Nội dung về liên quan về hợp đồng vận chuyển theo chuyến được quy định khá chi tiết và cụ thể, từ Điều 175 đến Điều 195 Bộ luật Hàng hải. Trong đó, cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, sử dụng tàu biển trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hàng hải: “Người vận chuyển có nghĩa vụ dùng tàu biển đã được chỉ định trong hợp đồng để vận chuyển hàng hóa, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đồng ý cho người vận chuyển thay thế tàu biển đã được chỉ định bằng tàu khác.“
Việc lựa chọn tàu biển vận chuyển do các bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển, việc sử dụng tàu biển chỉ cần tuân theo nội dung trong hợp đồng, tức là người vận chuyển bắt buộc phải dùng tàu biển đã được chỉ định, tuy nhiên, cũng dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và thống nhất ý chí, nếu bên thuê vận chuyển đồng ý thay thế tàu biển thì người vận chuyển được quyền dùng tàu biển thay thế. Việc sử dụng tàu biển theo hợp đồng có ý nghĩa quan trọng, trước hết là đánh giá tính tuân thủ hợp đồng, pháp luật của người vận chuyển, tiếp đến là nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa, bởi tàu chỉ định có thể đã được các bên đánh giá về kỹ thuật, tải trọng và các yếu tố khác.
Thứ hai, chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Nội dung vấn đề này được ghi nhận tại Điều 176 Bộ luật Hàng hải, cụ thể: “Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao quyền theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết.“
Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói chung là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. (Khoản 1, Điều 147 Bộ luật Hàng hải). Thực tế, quyền của người thuê vận chuyển không mang tính chất quá quan trọng và thông thường chuyển giao quyền là nội dung ít phức tạp, bởi quyền gắn với các lợi ích mà họ được hưởng, việc chuyển giao quyền không làm ảnh hưởng đến người vận chuyển. Điều đó mới dẫn đến việc quy định về chuyển giao quyền cho người thứ ba thì không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng trong việc chuyển giao nghĩa vụ nói chung thì thường phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều và chắc chắn phải được bên còn lại đồng ý. Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền không làm mất đi tư cách giao kết hợp đồng của bên thuê vận chuyển, do đó họ vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết, tức là vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ ấn định trong hợp đồng.
Thứ ba, giá dịch vụ vận chuyển.
Vấn đề về giá dịch vụ vận chuyển khá phức tạp, được quy định tại Điều 188 Bộ luật Hàng hải, trong đó có hai trường hợp đặc biệt khi xác định giá dịch vụ vận chuyển:
Trường hợp 1: hàng hóa được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với trường hợp này, người vận chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo thỏa thuận đối với số hàng hóa đó. (Khoản 1)
Trường hợp 2: hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển. Riêng với trường hợp này, người vận chuyển có quyền thu gấp đôi giá dịch vụ vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hóa bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hóa bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết. (Khoản 2).
Quy định về giá dịch vụ vận chuyển trong hai trường hợp trên nhằm đảm bảo quyền lợi và phù hợp với giá trị vận chuyển mà bên vận chuyển phải thực hiện, chẳng hạn như việc hàng hóa bốc lậu lên tàu biển, sẽ dẫn đến các tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hóa cũng như đối với bên vận chuyển.
Giá dịch vận chuyển được bên nhận hàng thanh toán khi nhận hàng, cùng với tiền bồi thường do lưu tàu hoặc chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước. (Khoản 3). Đây là nghĩa vụ đương nhiên theo luật định.
Thứ tư, hợp đồng đương nhiên chấm dứt
Việc đương nhiên chấm dứt sẽ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên nào và được tính từ thời điểm ” sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp sau đây:
a) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;
b) Hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất;
c) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.” (Khoản 1, Điều 193 Bộ luật hàng hải).
Trong các trường hợp kể trên, có hai trường hợp đối tượng bị tác động là tàu biển và một trường hợp đối tượng tàu biển là hàng hóa. Điều này chứng tỏ, việc đối với chấm dứt hợp đồng thì tàu biển là đối tượng trọng tâm, có vai trò quan trọng, nếu tàu vận chuyển có xảy ra các vấn đề thì cả hai bên đều gặp những tổn thất nhất định, vì vậy việc đương nhiên chấm dứt hợp đồng là điều cần thiết, cũng là sự tôn trọng cho ý chí của cả hai trước đó mà thực tiễn lại cả hai bên lại không có lỗi.
Trường hợp đặc biệt: ” Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế; nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hóa được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế đối với số hàng hóa đó.” (Khoản 2, Điều 193). Đây là quy định nhằm bảo đảm quyền lợi cho người vận chuyển, khi họ là bên có có khả năng bị thiệt hại cao hơn so với bên thuê vận chuyển.