Kinh doanh hàng nhập khẩu đăng ký kinh doanh như thế nào?

Kinh doanh hàng nhập khẩu đăng ký kinh doanh như thế nào? Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Kinh doanh hàng nhập khẩu đăng ký kinh doanh như thế nào?  Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn kinh doanh mặt hàng nấm cha ga của Nga, nấm lim xanh , nấm linh chi, nhau thai cừu , sữa ong chúa, colagen, omega 3 được gửi về từ nuóc Nga thì phải đăng ký kinh doanh như thế nào ạ? ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2014

Nghị định 59/2006/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn kinh doanh mặt hàng nhập khẩu. Tại khoản 5 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, bạn cần phải đăng ký kinh doanh đối với những mặt hàng nấm cha ga, nấm lim xanh, nấm linh chi, nhau thai cừu, sữa ong chúa, collagen, omega 3 của Nga. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

– Các hàng hóa khác thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với các mặt hàng nấm cha ga của Nga, nấm lim xanh , nấm linh chi, nhau thai cừu , sữa ong chúa, colagen, omega 3 thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục III Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Theo đó, để kinh doanh những hàng hóa này cần có những điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2006/NĐ-CP:

Điều 7. Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện

1. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;

b) Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

c) Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;

d) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện địch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật,

đ) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chúng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh.

2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh mặt hàng xăng, dầu, khí đốt phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.

4. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

kinh-doanh-hang-nhap-khau-dang-ky-kinh-doanh-nhu-the-nao.kinh-doanh-hang-nhap-khau-dang-ky-kinh-doanh-nhu-the-nao.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

Như vậy, bạn cần đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh những mặt hàng trên.

Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện như sau:

–  Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của của pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định của pháp luật doanh nghiệp.

– Sau được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp bạn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com