Kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất có cần phải xin giấy phép nhập khẩu không?

Kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất có cần phải xin giấy phép nhập khẩu không? Nhập khẩu than từ Lào về có cần xin giấy phép nhập khẩu không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào LVN Group.Thứ nhất e xin hỏi nhập khẩu than từ Lào có cần xin giấy phép nhập khẩu khổng? Nếu có xin ở đâu? Thứ hai là hàng hoá tạm nhập tái xuất vì điều gì đó để rồi muốn tiêu thụ tại Việt nam thì có được không?nếu được thì cần phải làm như thế nào?em có thêm 1 câu hỏi ngoài lề nhưng không biết hỏi ai đó là với tạm nhập tái xuất yêu cầu phải có 2 hiệp đồng.Nhưng trường hợp của em là nhập khẩu than từ lào(e trực tiếp thu mua than củi từ các hộ gia đinh Lào)thì hiệp đồng như thế nào ah?rất mong nhận được câu trả lời đúng và đủ từ LVN Group.e xin cảm ơn?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 187/2013/NĐ – CP

Thông tư 14/2013/TT-BCT

Quyết định 1842/QĐ-BTC

Thông tư số 38/2015/TT-BTC 

Thông tư 05/2014/TT-BCT

2. Nội dung tư vấn:

– Căn cứ theo phụ lục II Nghị định 187/2013/NĐ – CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành thì than là mặt hàng không thuộc danh mục nhập khẩu theo giấy phép. 

Tuy nhiên để được nhập khẩu than từ Lào về Viêt Nam bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định kinh doanh than tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BCT:

1. Chỉ doanh nghiệp mới được phép kinh doanh than.

2. Doanh nghiệp kinh doanh than phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than.

3. Doanh nghiệp kinh doanh than tùy thuộc hoạt động kinh doanh cụ thể phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành.

b) Phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.

c) Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng của địa phương, có kho chứa than, có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn, có biện pháp bảo vệ môi trường.

d) Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô chứa riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định hiện hành. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy – chữa cháy được cơ quan phòng cháy – chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép.

đ) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có chứng chỉ hành nghề được cấp theo các quy định hiện hành.

4. Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp. 

Theo đó chỉ có doanh nghiệp và đáp ứng được các điều kiện của Điều 4 về điều kiện kinh doanh than Thông tư 14/2013/TT-BCT mới được phép nhập khẩu than. Khi đáp ứng được các điều kiện này bạn được phép nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam mà không cần xin giấy phép nhập khẩu. 

– Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-BCT về quy định chung về kinh doanh, tạm nhập tái xuất hàng hóa: 

1. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc Phụ lục I, II và trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp Việt Nam thành lập theo quy định pháp luật (sau đây gọi là doanh nghiệp) được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu, không cần có Giấy phép của Bộ Công Thương.

2. Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đối với từng nhóm hàng hóa quy định tại Mục 2 Chương này.

3. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Chương III Thông tư này.

Theo đó , than là mặt hàng không thuộc phụ lục I, II Thông tư 05/2014/TT-BCT và cũng không thuộc mặt hàng quy định tại phục lục III, IV, V Thông tư 05/2014/TT-BCT nên than là mặt hàng thuộc diện kinh doanh tạm nhập, tái xuất. 

Để được tiêu thụ mặt hàng này tại Việt Nam thì bạn phải thành lập ( hoặc có) Doanh nghiệp theo quy định của pháp luât Việt Nam, được quyền kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất. Sau đó bạn tới cơ quan hải quan để làm thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo các thủ tục quy định tại Quyết định 1842/QĐ-BTC ngày 30/7/2014: 

Bước 1: Người khai hải quan thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập trên tờ khai hải quan theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập.

– Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và thông quan; thu thuế, phí và lệ phí hải quan; đóng dấu đã làm thủ tục hải quan; trả tờ khai cho người khai hải quan.

Trường hợp hàng hóa được giao cho người khai hải quan mang về kho bãi để lưu giữ thì tiến hành lập biên bản bàn giao, niêm phong hàng hóa giao cho người khai hải quan tự vận chuyển và bảo quản.

– Bước 3: Người khai hải quan thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất trên tờ khai hải quan theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC   ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan tái xuất.

kinh-doanh-hang-tam-nhap-tai-xuat-co-can-phai-xin-giay-phep-nhap-khau-khong.kinh-doanh-hang-tam-nhap-tai-xuat-co-can-phai-xin-giay-phep-nhap-khau-khong.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

– Bước 4: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và thông quan. Thu thuế, phí và lệ phí hải quan; đóng dấu đã làm thủ tục hải quan; giám sát việc tái xuất hàng hóa và xác nhận vào tờ khai hải quan; trả tờ khai cho người khai hải quan.

– Về vấn đề hợp đồng: Bạn vẫn cần thực hiện 2 hợp đồng đó là hợp đồng nhập khẩu đối với việc mua bán từ lào và hợp đồng mua bán cụ thể khi tiêu thụ mặt hàng này tại Việt Nam 

Như vậy, chỉ có doanh nghiệp mới được phép kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất và đối với mặt hàng là than thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh than tại Thông tư 14/2013/TT-BCT.Còn về thủ tục bạn tham khảo ở phần trên. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com