Kinh doanh thực phẩm bán buôn, bán lẻ. Trường hợp không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kinh doanh thực phẩm bán buôn, bán lẻ. Trường hợp không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn mở đại lý cho công ty thực phẩm, cơ sở thực phẩm để buôn bán sỉ và lẻ, địa điểm bán hàng cố định tại chợ, nhưng chào hàng và bỏ hàng lưu động khắp các huyện, tỉnh. Như vậy trong trường hợp này tôi có cần đăng ký kinh doanh không? Hình thức kinh doanh ở đây là gì, phải đóng các loại thuế nào? Có phải đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm không hay chỉ cần giấy chứng nhận ATVSTP của công ty, cơ sở thực phẩm lấy hàng. Nếu tôi kết hợp thêm tự sản xuất, kinh doanh mặt hàng thực phẩm thì đăng ký loại hình kinh doanh, sản xuất nào và phải đóng thuế như thế nào? Chân thành cảm ơn!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 39/2007/NĐ-CP
Luật doanh nghiệp 2014
Thông tư 26/2012/TT-BYT
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
Luật thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung 2013
Nghị định 75/2002/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Trường hợp của bạn, đại lý buôn bán sản phẩm cố định, bên cạnh đó mặt hàng buôn bán là thực phẩm, không thuộc các đối tượng buôn bán được quy định trong nghị định trên, vì vậy không được coi là cá nhân hoạt động thương mại cố định không phải đăng ký kinh doanh, vì vậy bạn cần phải đăng ký kinh doanh cho đại lý của mình.
Về hình thức kinh doanh, tùy vào quy mô cũng như tính chất về vốn, người góp vốn, số lượng lao động… của đại lý bạn muốn mở mà bạn nên quan tâm tới các hình thức kinh doanh khác nhau. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, có mô hình doanh nghiệp với một số đặc điểm chủ yếu như sau:
+ Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình thành lập, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm (tức là không được mở chi nhánh, văn phòng giao dịch hay văn phòng đại diện…) và chỉ được sử dụng không quá mười lao động; chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do một cá nhân và/hoặc tổ chức đủ điều kiện luật định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và thành viên sáng lập chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty không được phát hành bất kỳ
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: do tối thiểu là 2 và tối đa là 50 cá nhân và/hoặc tổ chức đủ điều kiện luật định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và các thành viên sáng lập chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
+ Công ty cổ phần: do tối thiểu là 3 cá nhân và/hoặc tổ chức đủ điều kiện luật định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và các cổ đông sáng lập chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty có quyền phát hành chứng khoán (theo quy định của pháp luật).
+ Công ty hợp danh: do tối thiểu là 2 thành viên hợp danh là cá nhân thành lập, ngoài ra có thể có thêm thành viên góp vốn là cá nhân và/hoặc tổ chức đủ kiện luật định. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau. Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản của mình) đối với các khoản nợ của công ty còn các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191
+ Doanh nghiệp tư nhân: do 1 cá nhân bỏ vốn thành lập, không có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản của mình) đối với các khoản nợ của công ty.
Về các khoản thuế phải nộp, căn cứ theo các văn bản quy định về Thuế: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, Nghị định 75/2002/NĐ-CP như sau:
– Thuế môn bài
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Các loại thuế khác theo hoạt động của đơn vị bạn: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…
Về vấn đề có phải đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho đại lý hay không, căn cứ theo Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định các cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận như sau:
“Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm:
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
2. Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
3. Cơ sở bán hàng rong.
4. Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
5. Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”
Đại lý kinh doanh thực phẩm của bạn không thuộc một trong các đối tượng trên, vì vậy bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.