Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án mới nhất

Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án mới nhất

Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án là gì, mục đích của mẫu báo cáo? Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án? Hướng dẫn soạn thảo báo cáo? Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư?

Trước khi dự án được đưa vào hoạt động, dự án cần được kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án nhằm mục đích kiểm tra tính hợp pháp của dự án, để dự án được phê duyệt. Việc kiểm tra cần có báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án để xem xét đây có phải là dự án có các điều kiện và giấy tờ pháp lý hợp pháp hay không, có được đưa vào thi công hay không. Vậy mẫu báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá nội dung pháp lý tài chính này có những lưu ý gì, nội dung và hình thức ra sao?

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án là gì, mục đích của mẫu báo cáo?

Dự án đầu tư xây dựng có thể hiểu là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Pháp lý dự án là toàn bộ những giấy tờ, hồ sơ mà một dự án đầu tư cần phải đó theo quy định của pháp luật. Điển hình của pháp lý dự án như Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Các thủ tục pháp lý này luôn gắn liền với dự án trong suốt giai đoạn từ khi chuẩn bị dự án, triển khai dự án đến lúc hoàn thành.

Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án là văn bản báo cáo được lập ra để báo cáo về kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án, nội dung mẫu báo cáo nêu rõ nội dung báo cáo, kết quả kiểm tra đánh giá nội dung pháp lý…

Mục đích của mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án: chủ đầu tư dự án sử dụng mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án nhằm mục đích báo cáo với hội đồng kiểm tra về tình hình pháp lý tài chính của dự án.

2. Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung pháp lý tài chính của dự án:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

HỘI ĐỒNG KH&CN CẤP BQP

TỔ PHÁP LÝ – TÀI CHÍNH

——-

Hà Nội, ngàythángnăm

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung Pháp lý – Tài chính của dự án …DA3…(1)

Các căn cứ:

1. Thành phần Tổ Pháp lý – Tài chính: (2)

– Đồng chí ………………………………: Tổ trưởng;

– Đồng chí ………………………………: Thành viên;

– Đồng chí ………………………………: Thành viên;

2. Nhiệm vụ của Tổ Pháp lý – Tài chính: (3)

………………………………………………

3. Thời gian tiến hành: (4)

………………………………………………

4. Địa điểm thực hiện: (5)

………………………………………………

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN (6)

1. Tên dự án: …………………………..……

2. Chủ đầu tư: ………………………………

3. Thời gian thực hiện: …………………..…

4. Mục tiêu dự án: ………………………….

5. Nội dung quy mô đầu tư: ………………..

6. Về giải pháp kỹ thuật: ……………………

7. Phương thức thực hiện: ………………….

8. Tổng mức đầu tư: …………………………

9. Nguồn vốn: …………………………………

10. Địa điểm thực hiện: ………………………

11 ………………………………………………

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA PHÁP LÝ – TÀI CHÍNH (7)

1. Chấp hành các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng:

2. Hồ sơ pháp lý của dự án và của từng hạng mục đầu tư:

3. Kết quả giải ngân sử dụng kinh phí:

4 …………………………………………………

III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LÝ – TÀI CHÍNH (8)

1. Đánh giá về việc chấp hành các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

2. Đánh giá về công tác tài chính.

3. Đánh giá về các vấn đề khác liên quan.

IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

2. Kiến nghị:

THÀNH VIÊN:

1…………………………

2…………………………

3…………………………

TỔ TRƯỞNG

3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo:

(1) Tên dự án đầu tư.

(2) Ghi rõ thành phần Tổ Pháp lý – Tài chính;

(3) Nhiệm vụ của Tổ Pháp lý – Tài chính;

(4) Thời gian tiến hành;

(5) Địa điểm thực hiện;

(6) Thông tin chung về dự án: tên dự án, chủ đầu tư, thời gian thực hiện…

(7) Kết quả kiểm tra pháp lý, tài chính;

(8) Đánh giá việc thực hiện pháp lý, tài chính.

4. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư:

Theo Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện cụ thể đối với từ tổ chức như sau:

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng và cả năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau:

Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng và năm;

Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm.

– Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 6 tháng và năm;

Cơ quan được giao lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thchương trình, dự án đầu tư công lập và gửi người hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.

Cơ quan được giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định đầu tư chương trình, dự án.

– Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

Báo cáo giám sát, đánh giá địnkỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công chương trình, dự án;

Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;

Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

Đối với chương trình, dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và dự án sử dụng nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản này.

Chủ sử dụng dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

 Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án;

Báo cáo đánh giá tác động dự án.

– Nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp tác công tư lập và gửi Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các loại báo cáo sau:

Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;

Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với dự án nhóm C);

Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và dự án sử dụng nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo trên.

Theo quy định trên, đối với mỗi cơ quan có thẩm quyền và nhiệm vụ khác nhau sẽ lập và gửi các báo cáo khác nhau, việc gửi báo cáo đúng quy định và kịp thời nhằm giúp quá trình quản lý dự án được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Các báo cáo cơ bản mà các cơ quan phải gửi bao gồm: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng và năm; Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm; Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm; Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án; Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định đầu tư chương trình, dự án; Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công chương trình, dự án; Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án; Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án; Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com