Mẫu biên bản giải trình áp dụng đối với trường hợp giải trình trực tiếp mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản giải trình áp dụng đối với trường hợp giải trình trực tiếp mới nhất

Mẫu biên bản giải trình áp dụng đối với trường hợp giải trình trực tiếp mới nhất

Mẫu biên bản giải trình là gì? Mẫu biên bản giải trình? Hướng dẫn soạn thảo? Các quy định của pháp luật về giải trình?

Theo quy định của pháp luật thì Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu biên bản giải trình là gì?

– Mẫu biên bản giải trình là mẫu biên được lập ra để ghi chép lại toàn bộ vụ việc giải trình. Mẫu biên bản giải trình nêu rõ thông tin của người giải trình, bên tổ chức giải trình, phương pháp giải quyết..

–  Giải trình là việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.

Mẫu biên bản giải trình được dùng để ghi chép toàn bộ vụ việc giả trình.

– Người yêu cầu giải trình là cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải trình về những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

– Người giải trình là người đứng đầu cơ quan nhà nước hoặc người được người đứng đầu cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện việc giải trình.

Nguyên tắc thực hiện và áp dụng pháp luật về trách nhiệm giải trình ( Nghị định 90/2013/NĐ- CP)

– Việc thực hiện trách nhiệm giải trình phải theo những nguyên tắc sau đây:

Bảo đảm công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời và đúng thẩm quyền;

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

–  Trong trường hp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về trách nhiệm giải trình thì áp dụng theo quy đnh của văn bản quy phạm pháp luật đó.

Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình ( Điều 6 Nghị định 90/2013/NĐ- CP)

– Cá nhân yêu cầu giải trình phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; cơ quan, tchức yêu cầu giải trình phải thông qua người đại diện hp pháp.

Nội dung yêu cầu giải trình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tchức, cá nhân có yêu cu giải trình.

– Nội dung yêu cầu giải trình thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan được yêu cu.

2. Mẫu biên bản giải trình:

Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP

Nội dung cơ bản của mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp như sau:

CƠ QUAN (1)

——-

Số: …../BB-GTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

BIÊN BẢN

Phiên giải trình trực tiếp

– Căn cứ Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính;

– Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …./BB-VPHC lập ngày…../……/………;(1)

– Căn cứ văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp ngày…../……/… của ( ông (bà)/tổ chức)m(2) ………..;(2)

– Căn cứ văn bản ủy quyền cho người đại diện hợp pháp về việc tham gia phiên giải trình của …..  (2) (nếu có);

– Căn cứ Thông báo số …./TB-….ngày …../……/………của (3) …… về việc tổ chức phiên giải trình trực tiếp, (3)

Hôm nay, vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./ ………., tại (4)  ……

Chúng tôi gồm:

1. Bên tổ chức phiên giải trình:(5)

a) Họ và tên: ….Chức vụ: ……….

Cơ quan: ……..

b) Họ và tên: …….Chức vụ: ……

Cơ quan: ……..

2. Bên giải trình: (6)

Họ và tên : ……Giới tính: ………

Ngày, tháng, năm sinh:……./……../….. Quốc tịch: ….

Nghề nghiệp: ……..

Nơi ở hiện tại: ……….

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………; ngày cấp:……/……../……….;

nơi cấp: ……..

Tên tổ chức vi phạm: ………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………….

Mã số doanh nghiệp: ………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:….

Ngày cấp: ……../………../……….; nơi cấp: ………..

Người đại diện theo pháp luật: ……..Giới tính: ……………………

Chức danh: …….

Nội dung phiên họp giải trình như sau: (7) 

1. Ý kiến của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

a) Về căn cứ pháp lý: ……

b) Về các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm: ……….

c) Về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm:…

2. Ý kiến của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm:….

Phiên giải trình kết thúc vào hồi…. giờ …. phút, ngày ………./………/……..

Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(8) ……là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

ĐẠI DIỆN BÊN GIẢI TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN BÊN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo:

(1): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản vi phạm hành chính

(2): Điền căn cứ yêu cầu được giải trình trực tiếp, điền tên của người/ tổ chức yêu cầu giải trình

(3): Điền căn cứ thông báo về việc tổ chức phiên giải trình trực tiếp

(4): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản

(5): Điền tên của tổ chức phiên giải trình

(6): Điền họ tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi ở hiện tại, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân; nếu là tổ chức thì điền các thông tin về tổ chức vi phạm đó)

(7) : Điền nội dung phiên họp giải trình

4. Quy định của pháp luật về giải trình:

Theo Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định

– Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định luật áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng hình thức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên hoặc đối bới cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định theo pháp luật

– Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.

– Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

– Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.

– Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.

Quyền của người yêu cầu giải trình( Điều 7 Nghị định 90/2013/NĐ- CP)

– Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình.

– Được rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình.

– Được nhận văn bản giải trình của cơ quan có trách nhiệm giải trình.

Nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình( Điều 8  Nghị định 90/2013/NĐ- CP)

– Thực hiện các trình tự, thủ tục về yêu cầu giải trình theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

– Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình.

–  Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.

Quyền của người giải trình ( Điều 9  Nghị định 90/2013/NĐ- CP)

–  Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.

– Yêu cầu người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy đnh tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

– Bổ sung hoặc đính chính các thông tin trong văn bản giải trình nhằm làm rõ, chính xác và đầy đủ hơn các nội dung giải trình.

– Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, khi giải trình trực tiếp, người giải trình có quyền từ chối giải trình trong các trường hợp sau đây:

+  Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không kiểm soát được hành vi do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích khác;

+  Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

+ Người yêu cầu giải trình có hành vi gây rối trật tự, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người giải trình.

Nghĩa vụ của người giải trình ( Điều 10 Nghị định 90/2013/NĐ- CP)

– Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy đnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.

– Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com