Mẫu biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản(18.KT) mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản(18.KT) mới nhất

Mẫu biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản(18.KT) mới nhất

Biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản là gì? Mẫu biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản (18.KT)? Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản?

Hoạt động kiểm tra là hoạt động gắn với cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trước một cá nhân, tổ chức khác trong những trường hợp nhất định, có thể là kiểm tra thường xuyên để nắm bắt tình hình hoạt động, cũng có thể là kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Dù diễn ra trong thời điểm nào, kiểm tra là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý. Trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể là hoạt động kiểm tra thông tin liên quan đến tàu nước ngoài khi tàu cập cảng là hoạt động cần thiết, nhằm kiểm soát cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ theo đúng tinh thần luật quốc tế.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý: 

Luật Thuỷ sản năm 2017.

Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.

1. Biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản là gì?

Hoạt động kiểm tra tàu chỉ phát sinh khi tàu cá nước ngoài cập cảng cá Việt Nam, theo nguyên tắc tại Điểm a, Khoản 4, Điều 70 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cụ thể: “Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền kiểm tra tàu nước ngoài ngay sau khi tàu cập cảng (trừ trường hợp tàu ch hàng container có kẹp chì và không lên thủy sản, sản phẩm thủy sản tại Việt Nam) hoặc khi có yêu cầu của quốc gia tàu mà mang cờ, quốc gia ven biển có liên quan“.

Cần hiểu như thế nào là tàu cá nước ngoài, cảng cá? Hai thuật ngữ này đã được Luật LVN Group giải thích trong các bài viết liên quan, trong đó, Tàu cá nước ngoài là tàu thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản. Còn cảng cá là cảng chuyên dụng cho tàu cá, là nơi tàu cá ra, vào, neo, đậu, bốc dỡ thủy sản, tiếp nhận nhiên liệu, nhu yếu phẩm thiết yếu, bao gồm vùng đất cảng cá và vùng nước cảng cá. Trong đó:

Vùng đất cng cá là khu vực được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động của cảng cá.

Vùng nước cảng cá là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng vào cảng cá và công trình phụ trợ khác.

Biên bản kiểm tra là văn bản do cán bộ kiểm tra lập để ghi nhận lại quá trình và nội dung kiểm tra về thông tin về tàu (tên tàu, số tàu, số IMO); thông tin về chủ tàu, giấy phép khai thác, giấy phép chuyển tải, sản lượng và thành phần loài thủy sản, ngư cụ, tài liệu theo yêu cầu của Công ước CITES (nếu có) và được chủ tàu/thuyền trường xác nhận. Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản, thuyền trưởng và đơn vị kiểm tra mỗi bên giữ 01 bản và gửi cho quốc gia mà tàu cá treo cờ qua địa chỉ mail do Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố.

Biên bản kiểm tra được dùng để ghi chép lại toàn bộ diễn biến, quá trình, nội dung, kết quả kiểm tra. Biên bản kiểm tra là căn cứ để quyết định tàu cá có được cập cảng hay không, lô hàng, tàu cá có khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp hay không? Biên bản còn là “bằng chứng” cho quá trình diễn ra kiểm tra đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, cũng là sự ghi nhận được gửi cho tận quốc gia mà tàu cá mang cờ. Hơn nữa, biên bản còn chứng minh tính tuân thủ pháp luật của cán bộ kiểm tra Việt Nam trong việc thực hiện đúng nghiệp vụ, quy trình, đảm bảo đúng tinh thần quy định của pháp luật về kiểm tra thông tin liên quan đến tàu nước ngoài khi tàu cập cảng.

Quy trình kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4 Điều 70, Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cụ thể:

(1) Cán bộ kiểm tra xuất trình giấy tờ thể hiện công vụ trước thuyền trưởng.

(2) Tiến hành kiểm tra về thông tin về tàu (tên tàu, số tàu, số IMO); thông tin về chủ tàu, giấy phép khai thác, giấy phép chuyển tải, sản lượng và thành phần loài thủy sản, ngư cụ, tài liệu theo yêu cầu của Công ước CITES (nếu có) và các thông tin được thể hiện trong mẫu biên bản ở Mục 3.

Trong quá trình tiến hành kiểm tra, thuyền trưởng phải cung cấp thông tin đã khai báo và xuất trình giấy tờ: Giấy phép khai thác, Giấy đăng ký tàu cá; Giấy phép chuyển tải, các báo cáo chuyển tải và thông tin của tàu chuyển mạn (giấy phép, giấy đăng ký) và tài liệu về thông tin của tàu chuyển tải; tài liệu khác liên quan đến thông tin khai báo trước khi cập cảng;

Quá trình tiến hành kiểm tra phải lập biên bản theo mẫu ở mục 3.

(3)  Thông báo và xử lý kết quả kiểm tra. Đây là giai đoạn quyết đinh tàu cá nước ngoài có được cập cảng không, nếu có căn cứ về lô hàng, tàu cá khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ chối không cho thủy sản, sản phẩm thủy sản lên cảng và thực hiện các thủ tục thông báo liên quan.

Nghị định 26/2019/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể và chi tiết về nguyên tắc kiểm tra, nội dung kiểm tra, quy trình kiểm tra, giấy tờ phải cung cấp, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cán bộ kiểm tra cũng như thuyền trưởng/chủ tàu thực hiện các quyền nghĩa vụ của mình trong quá trình kiểm tra, sao cho hoạt động kiểm tra diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng đến lợi ích của hai bên.

2. Mẫu biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản (18.KT):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

——-

Số: ……..

BIÊN BẢN KIỂM TRA

1. Biên bản kiểm tra số:…

2. Quốc gia cảng: …

3. Cơ quan tiến hành kiểm tra

4. Họ tên trưởng đoàn kiểm tra

5. Cảng nơi tiến hành kiểm tra              Số hiệu

6. Thời gian bắt đầu kiểm tra        Năm….tháng…..ngày…..giờ

7. Thời gian kết thúc kiểm tra        Năm….tháng…..ngày…..giờ

8. Có nhận được thông báo trước đó hay không        Có      Không

9. Mục đích      Chuyển cá lên bờ      Chuyển tàu      Chế biến      Khác (nêu rõ)

10. Tên cảng, Quốc gia và ngày cập cảng liền trước đó        Năm….tháng…..ngày

11. Tên tàu

12. Quốc gia mà tàu treo cờ

13. Loại tàu

14. Hô hiệu quốc tế

15. Chứng nhận đăng kiểm số

16. Số hiệu tàu IMO1 (nếu có)

17. Số hiệu bên ngoài (nếu có)

18. Cảng đăng kiểm

19. (Các) chủ tàu

20. Người được hưởng lợi từ tàu (nếu xác định được, nhưng không phải là chủ tàu)

21. Người điều khiển tàu (nếu không phải là chủ tàu)

22. Họ tên và quốc tịch thuyền trưởng

23. Họ tên và quốc tịch người chỉ huy khai thác

24. Đại diện tàu

25. VMS2   

Không có        Có: Quốc gia        Có: RFMO        Loại:

26. Địa vị pháp lý trong các khu vực RFMO3 nơi việc khai thác hoặc các hoạt động liên quan đến khai thác đã diễn ra, trong đó có danh mục tàu IUU

Số hiệu    RFMO    Địa vị pháp lý của quốc gia mà tàu mang cờ    Tàu thuộc danh lục tàu được cấp phép  Tàu thuộc danh lục tàu IUU

27. Các giấy phép khai thác được cấp

Số      Cơ quan cấp    Có giá trị đến    (Các) khu vực được phép khai thác    Đối tượng khai thác  Ngư cụ

28. Các giấy phép chuyển tàu có liên quan

Số    Cơ quan cấp      Có giá trị đến

Số      Cơ quan cấp    Có giá trị đến

29. Thông tin về việc chuyển tàu liên quan đến tàu viện trợ

Ngày     địa điểm      Tên    Quốc gia mà tàu treo cờ    Mã số  Đối tượng khai thác      Hình thức sản phẩm    (Các) khu vực đánh bắt      Khối lượng

30. Đánh giá về khối lượng khai thác được bốc dỡ

Đối tượng khai thác      Hình thức sản phẩm    (Các) khu vực đánh bắt    Khối lượng khai báo      Khối lượng bốc dỡ

Chênh lệch giữa khối lượng khai báo và khối lượng đã xác định (nếu có)

31. Lượng đánh bắt được giữ lại trên tàu

Đối tượng khai thác      Hình thức sản phẩm    (Các) khu vực đánh bắt    Khối lượng khai báo    Khối lượng được giữ lại trên tàu       Chênh lệch giữa khối lượng khai báo và khối lượng đã xác định (nếu có)

32. Việc khám xét sổ ghi chép và các tài liệu khác      có     không     nhận xét

33. Việc tuân thủ chính sách hiện hành về việc lưu trữ tài liệu liên quan đến khai thác    có     không     nhận xét

34. Việc tuân thủ chính sách hiện hành về thông tin thương mại    có     không     nhận xét

35. Loại ngư cụ đã sử dụng

36. Đã tiến hành khám xét ngư cụ theo mục (e) Phụ lục B     có     không     nhận xét

37. Những phát hiện của kiểm tra viên

38. Những vi phạm rõ ràng đối với các văn bản quy phạm pháp luật đã phát hiện được:

39. Ý kiến của thuyền trưởng

40. Hành động được thực hiện

41. Chữ ký thuyền trưởng

42. Chữ ký kiểm tra viên

Biên bản được lập thành …..bên….giữ ….bản, bên….giữ…bản, có giá trị pháp lý như nhau…

CHỦ TÀU/THUYN TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

……….., ngày….tháng…năm….

NGƯỜI KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

3. Hướng dẫn mẫu biên bản kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản:

(1) Tổ chức Hàng hải quốc tế

(2) Hệ thống giám sát tàu thuyền.

(3) Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực.

Biên bản kiểm tra phải đảm bảo được 42 nội dung cơ bản được nêu trong biên bản, ở các mục có chữ “nếu có” là những mục không bắt buộc, có một số mục phải lựa chọn ví dụ như mục 9: mục đích (nếu khác thì phải ghi rõ), các mục chọn có hoặc không, nhận xét. Thực tế, mẫu biên bản này khá chi tiết, cụ thể, người lập biên bản chỉ cần dựa trên giấy tờ mà thuyền trưởng xuất trình, cùng với việc khai trực tiếp để điền vào.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com