Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì? Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (MBB19)? Hướng dẫn mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và được áp dụng ngày càng phổ biến. Khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, để bảo quản, tránh tình trạng hư hỏng, mất, tiêu huỷ, sử dụng trái pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định về việc niêm phong và lập biên bản niêm phong là một trong những thủ tục phải được được thực hiện.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thông tư 78/2019/TT-BQP quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

1. Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan có có thẩm quyền nhằm đảm bảo nguyên trạng của tang vật, phương tiện vi phạm, tránh sự xâm phạm từ biên ngoài, bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế.

Hoạt động niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện theo nguyên tắc: “….phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.” (Khoản 5, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm).

Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn bản do người có thẩm quyền niêm phong lập, ghi nhận sự kiện và quá trình niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, với sự tham gia và xác nhận của người niêm phong, người vi phạm và người chứng kiến.

Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là căn cứ để chứng minh quá trình niêm phong được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục và quy trình. Biên bản niêm phong cũng là cơ sở để chứng minh tính tuân thủ pháp luật của người niêm phong, người vi phạm và người chứng kiến. Đồng thời, biên bản còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo hoạt động niêm phong được diễn ra hiệu quả và mọi người liên quan có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tốt nhất.

Chủ thể có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đồng thời là chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.  Với tư cách là người ra quyết định tạm giữ, thông thường thì đây cũng là người ra quyết định niêm phong, theo đó người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải có chữ kí của người ra quyết định tạm giữ, tuy nhiên do tính chất của biên bản tạm giữ là phải lập ngay trong cuộc kiểm tra và phải giao ngay cho đối tượng có tang vật, phương tiện bị tạm giữ trong khi việc trực tiếp tham gia cùng đoàn kiểm tra thường không có mặt của người có thẩm quyền ra quyết định.

So với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002, Luật đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp tạm giữ không chỉ đối với tang vật, phương tiện mà còn đối với cả giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Việc mở rộng phạm vi này giúp người có thẩm quyền thuận lợi hơn trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nhằm xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn cuộc sống.

2. Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (MBB19):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN(1)

——-

Số: …../BB-NPTG

BIÊN BẢN

Niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính*

Thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số: ……/QĐ-TGTVPTGPCC ngày …../…/….. của(2)

Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./.., tại(3)

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: …, cấp bậc: ….., chức vụ: ….., đơn vị: …

Họ và tên: …, cấp bậc: …., chức vụ: …., đơn vị: …

2. Với sự chứng kiến của(4):

a) Họ và tên(5): ….. Nghề nghiệp: …

Nơi ở hiện nay: …

b) Họ và tên(6): ….. Nghề nghiệp: …

Nơi ở hiện nay: …

c) Họ và tên(7): …… Chức vụ: …

Cơ quan: ……

3. <Ông (bà)/tổ chức> vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ phải được niêm phong:

<Họ và tên>: … Giới tính: …

Ngày, tháng, năm sinh: …./…./….. Quốc tịch: …

Nghề nghiệp: …

Nơi ở hiện tại: …

Số định danh cá nhân/CMND/CCCD/Hộ chiếu: …..; ngày cấp: …../…/…..; nơi cấp: ……

<Tên tổ chức vi phạm>:

Địa chỉ trụ sở chính: …

Mã số doanh nghiệp: ……

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……

Ngày cấp: …../…../…; nơi cấp: ……

Người đại diện theo pháp luật(8): …… Giới tính: ……

Chức danh(9): …

4. Người có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

Họ và tên: …., cấp bậc: ….., chức vụ: ……, đơn vị: …

Tiến hành niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số ……/QĐ-TGTVPTGPCC ngày …./…/….. của(2)

Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính niêm phong gồm:

STT Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đơn vị tính Số lượng Chủng loại Tình trạng Ghi chú
1
2
….

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …

Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được niêm phong nêu trên đã giao cho ông (bà)(10) …… thuộc cơ quan(11) ………… chịu trách nhiệm bảo quản.

Biên bản lập xong hồi…. giờ,… phút, ngày …./…./……, gồm …. tờ, được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(5) …… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, giao cho ông (bà)(10) ….. 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN T CHỨC VI PHẠM

(Ký tên)

(Ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (nếu có)

(Ký tên)

(Ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN

(Ký tên) 

(Ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI NIÊM PHONG

(Ký tên)

(Ghi rõ cấp bậc, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký tên)

(Ghi rõ họ và tên)

4. Hướng dẫn lập biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

* Mẫu này được sử dụng để thực hiện niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

(2) Ghi chức vụ và cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.

(4) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời người thành niên đại diện cho gia đình của người vi phạm, người đại diện tổ chức nơi cá nhân vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải niêm phong đang làm việc, đại diện tổ chức vi phạm, đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải niêm phong và mời ít nhất 01 người chứng kiến.

(5) Ghi họ và tên cá nhân vi phạm hoặc người thành niên trong gia đình họ/người đại diện tổ chức vi phạm.

(6) Ghi họ và tên của người chứng kiến.

(7) Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải niêm phong; hoặc ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện tổ chức nơi cá nhân vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải niêm phong đang làm việc.

(8) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(9) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(10) Ghi họ và tên của người có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

(11) Ghi tên cơ quan của người có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính./.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com