Một số lưu ý về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân? Quy định của pháp luật về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân?
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với chủ sở hữu doanh nghiệp là cá nhân, và cá nhân đó phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của họ trong hoat động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng vốn đầu tư bằng các hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật. Vậy cụ thể vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào? Dưới đây công ty Luật LVN Group chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về một số lưu ý về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
1. Quy định của pháp luật về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ theo quy định tại điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể:
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy căn cứ theo quy định chúng tôi đưa ra như trên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả thì chủ doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản vốn nhất định để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Theo đó có thể tháy vai trò của vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp vào doanh nghiệp tư nhân không tách bạch với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, điều này có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mà mình muốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân sang cho doanh nghiệp tư nhân theo quy dịnh của pháp luật. Có thể nói cơ sở để pháp luật quy định chế độ chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân chính là đây.
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì buộc chủ doanh nghiệp phải đăng ký chính xác số vốn đầu tư của mình và phải nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm các tài sản khác thì chủ doanh nghiệp phải ghi rõ loại tài sản đó là gì, số lượng tài sản tài sản là bao nhiêu và giá trị còn lại của tài sản mỗi loại. Pháp luật quy định như vậy để có thể quản lý chặt chẽ hơn phần vốn mà chủ doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân. Theo đó có thể thấy toàn bộ vốn và tài sản bao gồm cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Trên thực tế cho thấy trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân có những trường hợp số vốn đã đầu tư của chủ doanh nghiệp không đủ đáp ứng điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp hay có thể là số vốn đã đầu tư trở nên thừa so với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, theo đó nên việc chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình là điều cần thiết. Theo quy định thì việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp cần phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Nếu số vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp giảm thấp hơn so với số vốn đầu tư đã góp vào doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó chúng ta có thể thấy pháp luật cho phép trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình theo quy định của pháp luật và được luật doanh nghiệp ghi nhận đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp muốn thực hiện tăng, giảm vốn đầu tư đã đăng ký, chủ doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc thay đổi vốn đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký theo trình tự, thủ tục pháp luật đề ra.
2. Một số lưu ý về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
Vốn doanh nghiệp tư nhân chính là khoản Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Với chế độ vốn như đã phân tích trên, ta thấy bên cạnh những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này thì vẫn còn tồn tại những hạn chế về vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân, đó là:
+ Theo loại hình doanh nghiệp này thì chủ doanh nghiệp luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Căn cứ theo quy dịnh tại khoản 4 Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 việc góp vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân của chủ doanh nghiệp có thể thay đổi sau khi thành lập. Và trong đó có quy định rằng:
“Điều 189. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Loại hình này không như các loại hình khác bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của công ty và của cá nhân mặc dù không đóng góp vào công ty. Nói tóm lại mức vốn điều lệ này hoàn toàn đều do bạn chọn lựa tuy nhiên cần phù hợp với số mặt và tài sản thực tế bạn có thể bỏ vào vốn của công ty. Do đặc thù của loại hình doanh nghiệp tư nhân mà bạn nên chọn mức vốn phù hợp với khả năng của bản thân và phù hợp với đối tường khách hàng mà bạn đang giao dịch. Hơn nữa cần lưu ý về các loại vốn trong doanh nghiệp tư nhân như:
Thứ nhất, vốn điều lệ cần lưu ý số vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân thì có thể thay đổi trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là thủ tục tăng vốn điều lệ công ty sẽ tương đối đơn giản. Còn thủ tục giảm vốn lại cần nhiều điều kiện và thời gian nhất định. Dó đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn mức vốn phù hợp. Để không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của mình.
Thứ hai, vốn pháp định thì loại vốn này nên lưu ý với các mức vốn pháp định cần có cụ thể sẽ tùy vào ngành, nghề kinh doanh khác nhau. Do Chính phủ quy định mức vốn cụ thể. Khi doanh nghiệp bạn muốn đăng ký một ngành, nghề mà ngành, nghề này thuộc danh sách các ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Thì bắt buộc công ty bạn phải có đủ số vốn tối thiểu tưng ứng với ngành nghề đó thì mới đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo đó có thể hiểu loại vốn này là Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu bắt buộc phải có để doanh nghiệp của bạn đăng ký kinh doanh một ngành, nghề có điều kiện nào đó. Và đây cũng chính là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, vốn ký quỹ đây là một phần thuộc vốn pháp định. Nhưng vốn này bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế nộp trong ngân hàng. Để đảm bảo được trong suốt thời gian hoạt động của công ty.
Thứ tư, vốn của tổ chức cá nhân nước ngoài, khác với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn vào Công ty TNHH hay Công ty cổ phần. Thì phần vốn này có thể chiếm tỷ một lệ nhất định trong công ty Việt Nam. Có thể một phần hoặc toàn bộ vốn. Nhưng đối với doanh nghiệp TN. Nhà đầu tư nước ngoài muốn đóng góp thì bắt buộc phải đóng 100% vốn. Để có thể mở công ty có 100% vốn nước ngoài.
Như vậy nếu lựa chọn vốn cho doanh nghiệp cần lưu ý loại hình doanh nghiệp này không giống như các loại hình doanh nghiệp khác. Chủ doanh nghiệp là người phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động của công ty. Theo đó, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về các khoản nợ. Và nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản của công ty. Và của cá nhân mình mặc dù không đóng góp vào công ty.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Một số lưu ý về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân” và các thông tin pháp lý khác dưa trên quy định của pháp luật hiện hành.