Nguyên tắc phối hợp trong quản lý doanh nghiệp

Nguyên tắc phối hợp trong quản lý doanh nghiệp được quy định tại Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV như sau.

Nguyên tắc phối hợp trong quản lý doanh nghiệp:

Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, có hiệu lực thi hành từ 31/7/2015 quy dịnh mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phói hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trong việc trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp, thanh tra doanh nghiệp, thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Đây là thông tư ban hành nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập, tăng cường vai trò giám sát của xã hội với doanh nghiệp đồng thời giúp mọi người tiếp cận thông tin doanh nghiệp có hiệu quả tạo ra môi trường thuận lợi trong kinh doanh.

Để thực hiện có hiệu quả các điều được nêu trong Thông tư, các cơ quan chức năng có liên quan cần thực hiện nghiêm túc theo các nguyên tắc được ghi nhận tại điều 5 Thông tư này:

– Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõ ràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước; mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực tương ứng.

– Trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời. Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan yêu cầu. Việc sử dụng thông tin doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

– Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra trong cùng thời gian giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra; giảm thiểu đến mức tối đa sự phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

– Không làm phát sinh thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.

nguyen-tac-phoi-hop-trong-quan-ly-doanh-nghiepnguyen-tac-phoi-hop-trong-quan-ly-doanh-nghiep

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Các nguyên tắc trên tạo cơ sở cho hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc phối hợp quản lý doanh nghiệp Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõ ràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước; mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực tương ứng.

Bên cạnh đó, việc trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải đảm bảo khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, không trùng lặp về phạm vi, đối tượng thanh tra, kiểm tra trong cùng thời gian giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra; giảm thiểu đến mức tối đa sự phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Không làm phát sinh thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động bình thường

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com