Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh? Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia?

Ủy ban cạnh tranh quốc gia có những vai trò và nhiệm vụ quan trọng. Theo quy định của pháp luật thì ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh cũng như tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh và một số các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác. Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia là một trong số những chủ thể có ý nghĩa và vai trò to lớn nhất của Ủy ban cạnh tranh quốc gia. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh:

Theo Điều 58 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh có nội dung cụ thể như sau

– Thứ nhất: Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.

– Thứ hai: Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

+ Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Điều tra viên vụ việc cạnh tranh là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

+ Thư ký phiên điều trần là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

Như vậy, trên đây là các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ quan, chủ thể này sẽ tham gia tiến hành tố tụng cạnh tranh theo đúng quy định, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

2. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia:

Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Theo Điều 59 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền hạn quyết định thành lập Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh hanh và chỉ định thư kí phiên điều trần trong số công chức của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền hạn quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư kí phiên điều trần.

Như vậy, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh-tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Cũng theo quy định pháp luật thì số lượng thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong sổ các thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Theo Điều 61 Luật cạnh tranh năm 2018, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định mở phiên điều trần; Triệu tập người tham gia phiên điều trần;  Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên; Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch; Yêu cầu cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh hanh; Quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh; Đề nghị Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật cạnh tranh và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật cạnh tranh.

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.

+ Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh bao gồm Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và tất cả các thành viên khác của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ các thành viên đã tham gia Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.

+ Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh được thành lập với nhiệm vụ, quyền hạn để giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Ngoài ra thì chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ định trong số thành viên của Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam ra đời không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế. Theo Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018 thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình tập trung kinh tế mà có khiếu nại quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế thì Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết khiếu nại đó.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu đơn giản là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Khi có khiếu nại quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh thì Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết khiếu nại đó.

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính trong điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính.

Các biện pháp ngăn chặn có những vai trò và ý nghĩa quan trọng để bảo đảm xử lí vi phạm hành chính trong điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Pháp luật quy định chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn để đảm bảo việc xử lí vi phạm hành chính trong điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

– Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật cạnh tranh.

Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh của Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là khá rộng lớn, trong đó có thẩm quyền quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và thẩm quyền quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Quy định về thẩm quyền quyết định xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và thẩm quyền quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là một điểm đặc thù của pháp luật tố tụng cạnh tranh Việt Nam so với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh với bản chất là nhằm vào các đối thủ cạnh tranh cụ thể mà không nhằm tới việc xâm hại đến lợi ích chung của xã hội, đến cấu trúc cạnh tranh của thị trường. Cũng chính do vậy mà các chế tài pháp luật được quy định cụ thể thường sẽ đặt ra đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường đó là đình chỉ hành vi và bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho các đối thủ cạnh tranh cụ thể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thiệt hại của các đối thủ cạnh tranh do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra sẽ được xem xét bồi thường trong vụ kiện riêng theo thủ tục tố tụng dân sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com