Quy định bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy hải sản? Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản?
Trong sự phát triển xã hội ngày càng mạnh mẽ và tiến bộ hơn thì keo theo đó là việc con người đã và đang có những hành vi tác động đến môi trường ngày càng nhiều hơn, Việc này được nhận thấy và rõ rằng như việc ô nhiễm nguồn nước, không khí bụi bẩn, các hiệu ứng nhà kính,… Chính vì những hàng vi phá hoại môi trường này đã dẫn tới tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng diễn ra trầm trọng và đã gây ra rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Do đó, việc bảo vệ môi trường nói cung đã trở thành vấn đề không chỉ của riêng một cá nhân nào, của quốc gia nào mà nó đã trở thành vấn đề của cả cộng đồng xã hội, của Nhà nước, của toàn cầu.
Việc môi trường bị ảnh hưởng do ô nhiễm thì không thể nào không nhắc đến việc ô nhiễm trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản. Ở nước ta hiện này đã nhận thấy có sự phát triển rất mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, chính việc này đã giúp người dân, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực này tăng thu nhập, kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển đó cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường trong nuôi trồng thủy hải sản đáng lo ngại và cần phải có những giải pháp ngăn chặn. Vậy pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy hải sản có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung này như sau:
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
1. Quy định bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy hải sản
Trong những nền kinh tế phát triện hiện nay của nước ta thì không thể nào có thể bỏ qua ngành nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, bởi vì ngành này đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở Việt Nam, đồng thời nó đã giúp nước ta trở thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới.
Khi thực hiện việc phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản không chỉ đơn thuần là một trong những hoạt động khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái ven biển mà hoạt động nuôi trồng thủy sản còn có một mục đích khác đó giải quyết việc làm và tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân, cung cấp một nguồn lợi thủy sản lớn cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh những mặt đạt được thì đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản cần phải chú trọng rất lớn đến các vấn đề bảo vệ môi trường để hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên phát triển hơn. Chính vì nhận biết được sự quan trọng của ngành nghề này mà pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Cụ thể việc này được quy định theo quy định của Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Không được sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
3. Thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
4. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sau:
a) Chất thải phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;
c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
5. Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển.
6. Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản”.
Từ quy định nêu ra ở trên thi có thể thấy rằng để có thể phát triển bền vững đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản thì trong quá trình hoạt đọng này luôn luôn phải trú trọng đến các biện pháp việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Do lợi nhận mà ngành nuôi trồng thủy sản đêm lại mà tốc độ chuyển dịch từ diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra với quy mô lớn ở vùng ven biển. Chính việc này đã làm gia tăng xâm nhập mặn nghiêm trọng, cùng với đó là các chất thải từ thức ăn thủy sản không được các loài tôm, cá sử dụng hết được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa vào môi trường.
Do những chất thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản còn tồn đọng mà việc ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ngày càng nhiều. Để giải quyết các vấn đề này thì pháp luật nước ta hiện hành có những nội dung quy định về những hóa chất, thuốc đối với thú y nào được phép sử dụng và không được phép xây dựng hay những khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hay những hoạt động nghiêm cấm phá rừng ngập mặn là những quy định để bảo vệ việc nuôi trồng thủy sản hiện nay.
Chính vì những quy định nêu ra ở trên mà việc bảo vệ việc nuôi trồng thủy sản đối với các dự án chưa đi vào hoạt động phải yêu cầu các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải hoàn chỉnh các công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động, đặc biệt là phải có đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đạt chất lượng theo quy chuẩn hiện hành khi thải vào nguồn tiếp nhận.
2. Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Trên cơ sở quy định về việc bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn có những trường hợp sảy ra ô nhiễm môi trường thì để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các tổ chức, cá nhân hoạt động trong nuôi trồng thủy sản như sau:
Thứ nhất, khi các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản thì vấn đề được đặt lên hàng đầu và cần được pháp luật và các cá nhân này trú trọng là ý thức và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản này đối với môi trường và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Chính vì ý thức của các cá nhân và tổ chức là rất quan trọng cho nên trong quá trình hoạt động việc nuôi trồng thủy sản thì các chủ cơ sở cần nâng cao ý thức chấp hành, sự hiểu biết của mình về pháp luật quy định trong lĩnh bảo vệ môi trường, về công nghệ nuôi ít gây ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời, ngoài việc thực hiện các biện pháp bảo vệ như đã quy định tại Điều 71 ở trên thì việc phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm, việc thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ,…
Ngoài việc nâng cao ý thức của cá nhân và tổ chức thì điều quan trọng hơn hết là việc các nhân tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản thì cần phải tuân thủ thực hiện, xây dựng, vận hành các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi đã gây ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường do hoạt động nuôi trồng của các nhân tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra thì các nhân tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản cần phải kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan tìm ra nguyên nhân, song song với đó là việc các nhân tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản thực hiện các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh và thiệt hại kinh tế của tổ chức, cá nhân hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai, quy định về công tác quản lý trong việc các nhân tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản thì các cấp, ngành, chính quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đồng thời, để có thể giải quyết được các tình trạng gây quả ô nhiễm môi thì theo như quy định của pháp luât hiện hành thì phải tăng cường công tác chỉ đạo các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các chương trình giám sát, quan trắc môi trường định kỳ, cảnh báo môi trường ở các vùng nuôi tập trung, vùng cửa sông, ven biển để kịp thời phát hiện, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường.
Không những thế mà để khác phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường thì cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh ô nhiễm môi trường đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi trồng thủy sản thuộc trách nhiệm quản lý nhằm quản lý nghiêm việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản. Do đó, khi các cá nhân, tổ chức có các hành vi gây ô nhiễm phải yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm, sửa chữa lại công trình để yêu cầu xử lý đảm bảo đạt chuẩn theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.