Quy định của pháp luật về giám sát đề án khoáng sản

Theo quy định tại Thông tư 38/2014/TT-BTNMT thì vấn đề giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư như sau:

quy-dinh-cua-phap-luat-ve-giam-sat-de-an-khoang-sanquy-dinh-cua-phap-luat-ve-giam-sat-de-an-khoang-sanTheo quy định tại Thông tư 38/2014/TT-BTNMT thì vấn đề giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư như sau:

1. Đối tượng giám sát

– Đơn vị địa chất thi công các hạng mục công việc của Đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

2. Nguyên tắc giám sát

– Giám sát thi công các hạng mục công việc của Đề án được tiến hành thường xuyên, độc lập và đồng thời với quá trình thi công Đề án.

– Hoạt động giám sát phải đảm bảo chính xác, khách quan, phản ánh đầy đủ, trung thực diễn biến quá trình thi công Đề án; không gây cản trở việc thi công Đề án.

– Kiến nghị kịp thời cấp có thẩm quyền khi phát hiện các sai phạm trong giai đoạn giám sát thi công Đề án.

3. Căn cứ giám sát

– Đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Các quy định, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật hiện hành trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

– Các quy định pháp luật liên quan đến an toàn lao động, sử dụng vật liệu nổ, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

4. Nội dung giám sát

– Trình tự, tiến độ thi công các hạng mục công việc theo Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Chất lượng, khối lượng thi công các hạng mục công việc trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức hiện hành.

– Việc chấp hành các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

5. Hình thức giám sát

– Hình thức giám sát trực tiếp bao gồm các hoạt động: quan sát, mô tả, chụp ảnh hiện trường thi công các hạng mục công việc đang thực hiện.

– Hình thức giám sát sau bao gồm các hoạt động: ghi chép, thu âm qua trao đổi với những người có trách nhiệm quản lý thi công Đề án; thu thập thông tin qua báo cáo, phản ánh của tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra dấu vết lưu tại hiện trường, xem xét tính hợp lý, logic của các số liệu đã thu thập tại thực địa đối với các hạng mục công việc không giám sát trực tiếp.

quy-dinh-cua-phap-luat-ve-giam-sat-de-an-khoang-sanquy-dinh-cua-phap-luat-ve-giam-sat-de-an-khoang-san

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

6. Các hạng mục công việc giám sát trực tiếp, giám sát sau

– Hạng mục công việc giám sát trực tiếp gồm:

a) Khai đào công trình: hố, hào, giếng, lò, khoan, moong khai thác thử nghiệm;

b) Lấy mẫu công nghệ hoặc lấy, gia công mẫu trong các công trình và công tác địa vật lý.

– Hạng mục công việc giám sát sau gồm:

a) Công tác trắc địa, đo vẽ bản đồ địa hình, địa chất thủy văn – địa chất công trình;

b) Lộ trình đo vẽ địa chất; công tác trọng sa, địa hóa; lấy và phân tích các loại mẫu khác;

c) Báo cáo kết quả thi công và tài liệu đi kèm báo cáo.

– Việc giám sát các hạng mục công việc phải đảm bảo nội dung giám sát theo quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com