Quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu

Quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu? Hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án mới nhất? Chấp thuận chủ trương đầu tư lựa chọn nhà đầu tự thực hiện dự án đầu tư?

Hiện nay có thể thấy hoạt động đấu thầu đang diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam, Hoạt động đấu thầu nhằm mục đích để lựa chọn ra nhà đầu tư phù hợp và đủ các tiêu chí để thực hiện dự án. Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư thì cần thực hiện theo quy định của pháp luật về quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu. Vậy cụ thể quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu gồm những bước nào? Dưới đây là thông tin chi tiết vè nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật đấu thầu 2013

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu

 Căn cứ theo điều 56. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư Luật đấu thầu 2013 quy định cụ thể:

1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng pháp luật quy định quy trình lựa chọn nhà đàu tư gồm có 05 bước để có thể lựa chọn nhà đầu tư, trong đó bước đầu đó là lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. sau đó là thủ tục để thực hiện công tác đấu thầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, tại bước này sẽ thực hiện theo quy định đấu thầu. Trong đấu thầu thì việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xem hồ sơ nào  thật sự phù hợp và tiến hành trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Bước cuối cùng là quá trình, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư đây là bước quan trọng để quyết định nhà đầu tư thực hiện dự án, hai bên sẽ thỏa thuận và kí kết hợp đồng thực hiện với nhau.

2. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án mới nhất

2.1. Đấu giá quyền sử dụng đất

Trước khi lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, các dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư (trừ trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư).

Việc đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng…

Đồng thời phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản.

Theo khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai năm 2013, để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện:

– Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;

– Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản này thuộc sở hữu Nhà nước;

– Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia/đấu giá không thành, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư nếu nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan (khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư).

2.2. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Tương tự như hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trước khi lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất, các dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư (trừ trường hợp không thuộc diện).

Dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

– Thuộc một trong các dự án:

+ Dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng khu đô thị; công trình dân dụng có một/nhiều công năng gồm: nhà ở thương mại; trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ không sử dụng vốn đầu tư.

+ Dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại; trụ sở văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ phân loại theo pháp luật xây dựng.

– Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt, thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng sẽ được UBND cấp tỉnh/Ban quản lý khu kinh tế giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư được chấp thuận.

– Thuộc chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; chương trình phát triển đô thị (nếu có).

– Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000.

– Không đủ điều kiện để đấu giá quyền sử dụng đất.

– Không thuộc trường hợp chỉ định thầu (do chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện), lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

Lưu ý: Nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhà đầu tư khi đáp ứng điều kiện có liên quan.

3. Chấp thuận chủ trương đầu tư lựa chọn nhà đầu tự thực hiện dự án đầu tư

Quy trình thực hiện các bước chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật Đầu tư như sau:

Chấp thuận chủ trương để nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu quy hoạch, lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư: Trường hợp nội dung đề nghị của nhà đầu tư đã rõ thông tin và không trùng với các chủ trương đã được UBND tỉnh chấp thuận, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản chấp thuận chủ trương. Trường hợp nội dung đề nghị của nhà đầu tư chưa rõ thông tin, Văn phòng UBND tỉnh chuyển Sở Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh.

Chấp thuận chủ trương đầu tư (trước khi lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư): Trường hợp dự án đã có nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Trường hợp dự án chưa có nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư phải xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện lựa chọn nhà đầu tư.

về lập danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Thống nhất báo cáo, trình HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất đối với dự án đầu tư ngoài ngân sách do UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư để làm cơ sở lập danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, khẩn trương hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để kiểm tra, tổng hợp và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu.

Trên sở đề nghị của UBND các huyện, thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất.

Sau khi HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động nghiên cứu các văn bản pháp luật về đầu tư thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành để hướng dẫn các ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Tại Thông báo, Chủ tịch UBND tỉnh còn giao nhiệm vụ các cơ quan liên quan xây dựng văn bản QPPL quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu tách thửa đất theo từng loại đất; đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh…

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của phap luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com