Quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu? Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu?
Hoạt động đấu thầu là một chủ đề đang rất được quan tâm hiện nay, thông qua hoạt động đấu thầu đẻ tìm ra nhà đầu tư phù hợp và đủ điều kiện để thực hiện dự án, công trình và đảm bảo hoàn thành công việc. Trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu không thể thiếu thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu, đây là một hoạt động quan trọng trong đấu thầu. Vậy quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật đấu thầu 2013
LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
1. Quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu
Căn cứ theo quy định tại điều 87. Thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu Luật đấu thầu 2013 quy định cụ thể:
1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:
a) Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật này;
b) Thanh tra hoạt động đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm: kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu;
b) Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
3. Giám sát hoạt động đấu thầu:
Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thứ nhất, về thanh tra hoạt động đấu thầu, đây là hoạt động được thực hiện với cá nhân và tổ chức trong hoạt động đấu thầu. có thể hiểu hoạt động này là việc xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra trong đấu thầu thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Thứ hai, đối với việc kiểm tra hoạt động đấu thầu với mục đích đó là thực hiện các nội dung theo quy định đã đúng và đầy đủ hay chưa, thông qua quá rình kiểm tra hoạt động đấu thầu phát hiện những thiếu sót, sai phạm và đề ra hướng giải quyết trong hoạt động đấu thầu. Việc kiểm tra hoạt động này được tiến hành theo các hình thức khác nhau có thể là định kì hoặc kiểm tra đột xuất tùy từng trương hợp cụ thể trên thực tế.
Thứ ba, hoạt động giám sát trong đấu thầu, Hoạt động giám sát ở đây chính là chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, Tổ chức lựa chọn nhà thầu, Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Hoàn thiện và ký kết hợp đồng, thông qua những hoạt động giám sát này có thể đảm bảo cho hoạt động đấu thầu diễn ra đúng theo quy dịnh của pháp luật và đúng trình tự thực hiên hơn.
Kết luận: Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu nếu thấy nghi ngờ và phát hiện ra các hành vi, nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu ví dụ như việc không trung thực trong lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện việc giám sát, theo dõi, cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi phải báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong báo cáo phải đề cập cụ thể về hành vi, nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu, đề xuất hướng khắc phục hoặc biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật đề ra.
2. Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu
Căn cứ theo quy định tại điều 3. Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu Luật đấu thầu 2013 quy định cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi:
a) Tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, kịp thời và bảo mật thông tin;
b) Không can thiệp, không gây phiền hà, cản trở quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.
2. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra:
a) Tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời;
b) Tiến hành độc lập song có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan kiểm tra;
c) Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan kiểm tra;
d) Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Như chúng tôi đã trình bày những nội dung cụ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với hoatjd dộng đấu thầu, những hoạt động đó phải thực hiện đảm bảo dựa trên những nguyên tắc chung do pháp luật đề ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất đối với hoạt động giám sát thì Luật Đấu thầu 2013 đã có quy định về giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu tại các điều 73, Điều 81, Điều 87 riêng đối với người có thẩm quyền thì việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc mang tính thường xuyên nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ đúng pháp luật tại điều 87. Các nội dung giám sát, theo dõi và phương thức thực hiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó trên thực tế, sau khi Luật và các Nghị định nêu trên được ban hành, hoạt động giám sát, theo dõi hầu như vẫn chưa được triển khai. Vì vậy, các quy định mang tính hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung, cụ thể hóa về quy trình và trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương tại thông tư Số: 10/2016/TT-BKHĐT tại các điều 3, 9, 10, 11,12, 33, 34 và 35 theo đó sẽ tạo thuận lợi cho người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu trong việc triển khai thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động này. Đặc biệt, khi thực hiện việc giám sát, theo dõi, ngoài việc tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, kịp thời và bảo mật thông tin, phải đảm bảo nguyên tắc không can thiệp, không gây phiền hà, cản trở quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu”.
Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu cần được thực hiện tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, kịp thời và bảo mật thông tin; Không can thiệp, gây phiên hà, cản trở quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Không làm ảnh hướng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu điều này có nghĩa là nếu giám sát hay theo dõi mà không trung thực thì nếu có những rủi ro và hậu quả phát sinh thì không thể tránh khỏi những thiệt hại cho các bên, chính vì thể đối với hoạt động này việc thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc trong hoat động đấu thầu là rất cần thiết
Nguyên tắc tổ chức kiểm tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời; Tiến hành độc lập song có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan kiểm tra; Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan kiểm tra; Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Kiểm tra hoạt động đấu thầu có 2 hình thức: kiểm tra định kỳ (tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên hằng năm được người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt) và kiểm tra đột xuất (tiến hành kiểm tra theo từng vụ việc khi có vướng mắc, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu… theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ…) theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc yêu cầu báo cáo. Kiểm tra trực tiếp là phương thức được áp dụng chủ yếu trong việc kiểm tra hoạt động đấu thầu; Yêu cầu báo cáo là phương thức áp dụng chủ yếu trong các vụ việc cụ thể phục vụ việc chỉ đạo điều hành kịp thời của người đứng đầu cơ quan các cấp theo thẩm quyền. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một hoặc kết hợp cả hai phương thức kiểm tra trên.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.