Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh

Hàng hóa quá cảnh là gì? Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh?

Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hoá được vận chuyển, lưu chuyển trong nước và quốc tế ngày càng rộng rãi và trở thành phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình trung chuyển, tải chuyển, lưu kho, chia tách lô… của các cá nhân, tổ chức nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam thì cần phải thực hiện những thủ tục hải quan đối với những loại hàng hoá này, nhằm đảm bảo cho công tác quản lý hàng hoá quá cảnh. Vậy đối với hàng hoá quá cảnh thì cần phải thực hiện những thủ tục gì và pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh”

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: 

+ Luật thương mại 2005.

+ Luật hải quan 2014.

+ Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan

+ Quyết định 1842/QĐ-BTC năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

+ Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương

 1. Hàng hoá quá cảnh là gì?

Tại Điều 241 Luật thương mại 2005 quy định về quá cảnh hàng hóa, theo đó, quá cảnh hàng hóa được hiểu là khi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam được vận chuyển kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh. Theo đó, đối với từng loại hàng hóa khác nhau thì thẩm quyền xem xét, quyết định về việc cho phép quá cảnh sẽ khác nhau, cụ thể tại Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương quy định:
+ Thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh thuộc về Bộ Bộ Công Thương chủ trì, phối hp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Bộ công thương sẽ có thẩm quyền xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm  ngừng nhập khẩu, hàng hóa cấm kinh doanh mà được vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, thủ tục trung chuyn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, không phải có giy phép của Bộ Công Thương.
+ Bộ Công Thương sẽ tiến hành hướng dẫn đối với những loại hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp đó là những hàng hóa mà được ký giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới. Khi đó, chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh theo quy định hiện hành của Việt Nam.

2. Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.

Thứ nhất, về địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh: theo quy định của pháp luật thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS được thực hiện tại những địa điểm sau:

+ Đối với hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam: địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện tại chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên, Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Tuy nhiên, đối với những trường hợp hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên( hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam)

+ Đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác: địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất.

+ Đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN: địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên

+ Đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN khác: địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng.

+ Đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam để tiếp tục vận chuyển đến các nước ngoài ASEAN địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên.

+ Theo quy định của pháp luật: Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chỉ được đưa từ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN hoặc đưa từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế: Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh).

– Thứ hai, về trình tự thực hiệnThủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại cửa khẩu nhập. Thủ tục hải quan để vận chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh đến các nước ngoài ASEAN được thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.

+ Bước 1: Tại địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, người khai hải quan phải nộp những chứng như sau: (1) Tờ khai hải quan hàng hóa quá cảnh và bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh phải lưu kho hoặc thay đổi loại phương tiện vận tải, (2) Bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh giữ nguyên trạng đi thẳng; quá cảnh chuyển tải sang cùng loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không (trừ hàng hóa quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không), (3) Bản kê chi tiết, (4) Vận tải đơn, (5) Bản kê khai hàng hóa quá cảnh, (6)  Giấy phép hàng quá cảnh (nếu có). 

Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật

+ Bước 2: Cơ quan hải quan sau khi nhận được những chứng từ mà người khai hải quan nộp thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành  tiếp nhận bản kê khai hàng hóa quá cảnh hoặc tờ khai hải quan về lô hàng quá cảnh, niêm phong nơi chứa hàng hóa và xác nhận nguyên trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải khai hải quan). Sau đó, cơ quan hải quan sẽ tiến hành giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh.

Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải  được tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. 

+ Bước 3: Tại nơi hàng hóa xuất cảnh cơ quan hải quan cửa khẩu tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh chuyển đến, và kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hóa để đối chiếu với các nội dung xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh.

* Lưu ý: những trường hợp ngoại lệ:

+ Người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng phải chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa từ cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh đối với hàng hóa quá cảnh thuộc diện không niêm phong.

+ Người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá đối với trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hóa.

– Về thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn giải quyết: chậm nhất là hai ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa: chậm nhất hai ngày làm việc. Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất: thời hạn giải quyết chậm nhất là tám giờ làm việc.  Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com