Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội

Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội? Trình tự giải quyết đơn tố cáo?

Bảo hiểm xã hội là chính sách nhà nước ban hành ra để bảo vệ quyền lợi cho con người nhất là đối với người lao động. Hiện nay có nhiều vụ việc liên quan tới việc tố cáo hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, theo đó cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải quyết quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội theo trình tự và thủ tục nhất định. Vậy pháp luât quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định tại điều 120. Tố cáo, giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội

Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Như vậy, thông qua quy đinh đưa ra như trên có thể thấy việc tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

– Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Cơ quan, tổ chức.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Như vậy, dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội pháp luật đã quy định chi tiết về tố cáo và giải quyết tố cáo, theo đó thì trên thực tế chúng ta ghi nhận những kết quả đạt được, bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chỉ rõ những vướng mắc, tồn tại trong công tác này, như tại một số bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố vẫn còn để tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp; nội dung công dân khiếu nại, tố cáo chủ yếu về việc truy đóng bảo hiểm xã hội tỉnh, cộng nối thời gian công tác hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tỉnh; khai man, làm giả hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tỉnh; việc chi trả bảo hiểm xã hội tỉnh hằng tháng đối với người cấp hành án phạt tù; việc cấp mã thẻ bảo hiểm y tế và quyền lợi chế độ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế …

2. Trình tự giải quyết đơn tố cáo

Bước 1: Tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

+ Kết quả xác minh nội dung tố cáo;|

+ Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

+ Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Công khai kết luận nội dung, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:

+ Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

+ Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Kết luận: Như vậy nếu muốn thực hiện khiếu nại về bảo hiểm xã hội thì cá nhân đó phải thực hiện đúng theo trình tự và thủ tục mà pháp luật đề ra, không những thế cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết theo quy định pháp luật đề ra. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần thực hiện các giải pháp để Vụ Thanh tra, kiểm tra tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo hiểm xã hội ở các cấp, tham mưu đề xuất việc xử lý nghiêm khắc đối với bảo hiểm xã hội tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ nhưng thực hiện không đúng quy định, quy trình, trình tự, phạm vi thẩm quyền làm kéo dài thời gian, gây phức tạp tình hình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, đến uy tín của Ngành.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com