Quyền dân sự là gì? Nội dung các quyền dân sự của công dân theo Hiến pháp?
Một trong những quyền con người, quyền công dân được nhắc đến trong Hiến pháp năm 2013 thì có quyền dân sự, song song với quyền chính trị. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về quyền này để áp dụng cho đúng.
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Quyền dân sự là gì?
1.1. Quan niệm theo Hiến pháp ghi nhận:
Lịch sử phát triển của các thế hệ quyền con người cho thấy, quyền dân sự (cùng với quyền chính trị) là thế hệ quyền xuất hiện đầu tiên gắn liền với cuộc cách mạng tư sản ở các nước phương Tây. Sự xuất hiện mang tính khởi đầu này tuy không là yếu tố hoàn toàn nhưng cũng có thể được coi là một căn cứ để đánh giá vai trò, tầm quan trọng của nhóm quyền dân sự so với các nhóm quyền khác. Bởi, chỉ khi nó được phần đông cộng đồng quan tâm trước tiên và trên hết thì quyền dân sự mới được các cá nhân đòi hỏi, yêu cầu hưởng thụ sớm đến như vậy.
Mặc dầu quyền dân sự – một trong những quyền con người nói chung – là quyền tự nhiên do tạo hóa ban tặng, mặc nhiên được thừa nhận mà không cần sự ban phát từ chủ thể mang quyền lực nhà nước. Đặc trưng của nhóm quyền dân sự mang tính thụ động nghĩa là không cần có sự can thiệp từ phía nhà nước, cá nhân cũng có thể tự mình thực hiện. Điều này cũng chính là yêu cầu để đảm bảo thực thi quyền dân sự – hạn chế đến mức thấp nhất khả năng can thiệp của cơ quan công quyền góp phần làm tăng tính hiệu quả trong việc hưởng thụ quyền dân sự.
Tuy nhiên, quyền dân sự của cá nhân sẽ có nguy cơ và thực tế đang bị xâm hại bởi vô số các chủ thể mà nhiều nhất là chủ thể mang quyền lực nhà nước. Bởi vậy, đòi hỏi phải có sự ghi nhận, bảo vệ quyền dân sự bằng các quy định của pháp luật.
Với sự ảnh hưởng của nhóm quyền dân sự đến đời sống cộng đồng và nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi chính đáng đó, hàng loạt các văn bản pháp luật mang tầm quốc tế và quốc gia được ban hành đã ghi nhận quyền dân sự nhằm khẳng định sự tôn trọng, đề cao và bảo vệ quyền, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xâm phạm của các chủ thể đến sự hưởng thụ quyền dân sự của cá nhân đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý trong trường hợp có vi phạm xảy ra.
Trên cơ sở của các văn bản pháp luật quốc tế có ghi nhận về quyền dân sự (như Hiến chương Liên hiệp quốc; Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người 1948; Công ước quốc tế về Quyền dân sự, chính trị 1966), các bản Hiến pháp của Việt Nam cũng đã có sự nội luật hóa, chuyển tải nội dung quyền dân sự với tư cách là thành viên tham gia ký kết các điều ước quốc tế này.
Hiến pháp 2013 đã bổ sung một số điều mới, như Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Điều 41: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”. Điều 42: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”. Điều 43: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”…
Đồng thời Hiến pháp 2013 cũng bổ sung nhiều vấn đề mới về quyền con người, như: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, về chỗ ở; quyền sở hữu tư nhân; quyền đầu tư sản xuất, kinh doanh…, thể hiện rõ hơn các quyền dân sự và chính trị của công dân.
Để bảo đảm quyền dân sự và chính trị của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đang tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, xây dựng hệ thống chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Đảng đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng với mục tiêu: mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Mỗi cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị, đoàn thể chính trị – xã hội tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến hiến pháp, pháp luật, cũng chính là góp phần bảo vệ và phát huy quyền con người, xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho mỗi công dân.
1.2. Quan niệm ghi nhận bởi Bộ luật dân sự:
Như đã đề cập, quyền dân sự là khả năng xử sự theo ý chí tự do của chủ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, không phải xử sự nào cũng phù hợp với quy định của pháp luật, mà quyền dân sự được xác lập trên căn cứ được quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Hành vi pháp lý đơn phương, là sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền về dân sự.
- Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác, là những quyết định được ban hành bởi những cơ quan nhà nước, đại diện cho ý toàn dân buộc chủ thể khác phải chấp hành quyết định ấy theo quy định.
- Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, về nguyên tắc người lao động bỏ sức lực của bản thân mình sẽ được hưởng chính thành quả lao động ấy và được Nhà nước bảo hộ.
- Chiếm hữu tài sản, là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản như thể họ có quyền thực sự đối với tài sản ấy.
- Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời, bao gồm bồi thường trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.
- Thực hiện công việc không có ủy quyền và căn cứ khác theo quy định.
Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì trước hết chủ thể đó có quyền “tự bảo vệ” theo quy định của pháp luật. Việc bảo vệ quyền dân sự không phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên việc ngăn căn của chủ thể phải đảm bảo tính cần thiết, phù hợp, không được vượt quá so với tính chất, hậu quả của sự xâm phạm ấy. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự bằng cách:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình, khi quyền này đang bị đe dọa hay đang xảy ra tranh chấp.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, đây là biện pháp được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu, quyền nhân thân khi việc thực hiện quyền đó bị cản trở, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra thiệt hại.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai, đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân như bảo vệ đối với họ tên, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ, là biện pháp được áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ phải thực hiện một hay nhiều hành vi pháp lý nhất định trong quan hệ với người có quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó.
- Buộc bồi thường thiệt hại, đây là một biện pháp khá phổ biến để bảo vệ quyền dân sự được thực hiện trong trường hợp thực tế có thiệt hại xảy ra. Bởi biện pháp này bù đắp phần nào về tổn thất tài sản, tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, phương thức này là một điểm mới có ý nghĩa quan trọng so với Bộ luật dân sự cũ. Bởi không phải trường hợp nào cơ quan có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ, quyền hạn công vụ nhân danh nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, vì vậy họ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyên hủy quyết định cá biệt trái pháp luật.
- Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Quyền dân sự trong tiếng anh là: Civil Rights
2. Nội dung các quyền dân sự của công dân theo Hiến pháp:
Các quyền dân sự được ghi nhận theo Hiến pháp năm 2013
1.1. Về quyền sống: Điều 19 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
1. 2. Về quyền đời tư: Điều 20 và 21 – Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ.
1.3. Về quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình: Điều 20 – Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện KSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.
1.4. Về quyền khiếu nại, tố cáo: Điều 30 – Hiến pháp năm 2013 quy định quyền của người dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định người bị thiệt hại có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
1.5. Về quyền tự do cư trú, đi lại: Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do Luật định (Điều 22). Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23).
1.6. Về quyền bình đẳng giới:Theo Điều 26 – Hiến pháp năm 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.