Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản.

Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản.


Tóm tắt câu hỏi:

1.Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác có các quyền lợi gì? 2. Luật khoáng sản năm 2010 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như thế nào? 3. Theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010, khu vực khoáng sản được phân thành các loại nào? Thế nào là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực cấm hoạt động khoáng sản và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản? ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

* Cơ sở pháp lý:

Luật khoáng sản 2010

* Nội dung tư vấn:

1. Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

Tại Điều 5 Luật khoáng sản 2010 quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác như sau:

1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:

a) Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật;

b) Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;

c) Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan;

d) Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

3. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan”.

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản

Theo Điều 42 Luật khoáng sản 2010 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản.

Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:

– Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;

– Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;

– Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;

– Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật khoáng sản 2010;

– Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;

– Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;

– Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

– Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;

– Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;

– Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;

– Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;

– Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật này;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Các loại khu vực khoáng sản, khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực cấm hoạt động khoáng sản và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

Phân loại khu vực khoáng sản:

Theo Điều 25 Luật khoáng sản 2010 về phân loại khu vực khoáng sản thì khu vực khoáng sản được phân thành:

– Khu vực hoạt động khoáng sản, bao gồm cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.

– Khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

– Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.

– Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại Điều 27 Luật khoáng sản 2010:

– Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ là khu vực chỉ phù hợp với hình thức khai thác nhỏ được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá khoáng sản trong giai đoạn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.

Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản:

Theo quy định tại Điều 28 Luật khoáng sản 2010 quy định về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản như sau:

1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:

a) Khu vực đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;

b) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;

c) Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

d) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;

đ) Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

2. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định khi có một trong các yêu cầu sau đây:

 quyen-loi-cua-dia-phuong-va-nguoi-da-noi-co-khoang-san-duoc-khai-thac. quyen-loi-cua-dia-phuong-va-nguoi-da-noi-co-khoang-san-duoc-khai-thac.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

a) Yêu cầu về quốc phòng, an ninh;

b) Bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Trường hợp khu vực đang có hoạt động khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong khu vực đó được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản có liên quan.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com