Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa

Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê hàng hóa? Quyền và nghĩa vụ của bên thuê hàng hóa?

Hiện nay, trên thị trường xuất phát từ nhu cầu cũng như sự phát triển của nền kinh tế, hợp đồng cho thuê hàng hoá ngày càng được sử dụng phổ biến. Theo đó, khi các bên tham gia vào hợp đồng cho thuê hàng hoá thì đều phải có những quyền và nghĩa vụ riêng theo sự thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật. Vậy quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hoá được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hoá”.

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191

 – Cơ sở pháp lý: Luật thương mại 2005.

1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê hàng hoá.

Tại Điều 269 Luật thương mại 2005 quy định về cho thuê hàng hoá, theo đó, cho thuê hàng hoá được hiểu là hoạt động thương mại, trong đó có có bên cho thuê hàng hoá là bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho bên thuê hàng hoá  trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.

– Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LTM năm 2005, hàng hoa bao gồm: (1)  Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, (2)  Những vật gắn liền với đất đai.

-Theo đó, có thể thấy trong Luật thương mại 2005 quy định khá rõ cũng như mở rộng hơn về khái niệm ” hàng hoá”:

Nội hàm khái niệm hàng hóa  có thể khác nhau ở mỗi quốc gia tùy theo truyền thống văn hóa, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu giao lưu thương mại với quốc tế. Ngay tại một quốc gia, nội hàm khái niệm hàng hóa cũng có thể khác nhau trong từng thời kì phát triển kinh tế Nhưng tựu chung lại, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng cho thuê hàng hóa phải là những hàng hóa được phép lưu thông và có tính thương mại (sinh lời).

– Nếu các bên giao kết hợp đồng cho thuê hàng hóa là hàng hóa bị cấm lưu thông trên thị trường thì hợp đồng cho thuê hàng hóa đó sẽ bị vô hiệu. Do vậy, việc xác định hàng hóa là đối tượng cho thuê sẽ là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Với đặc điểm đối tượng của hợp đồng cho thuê hàng hóa là hàng hóa sẽ phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa với hợp đồng cung ứng dịch vụ là một công việc mà bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ. Hàng hóa là sản phẩm hữu hình, có tính lưu thông, có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa. Khác với hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm vô hình, không thể cầm nắm được, không thể xác lập quyền sở hữu với dịch vụ, không lưu kho, lưu bãi được.

 – Có thể thấy được khái niệm hàng hóa được quy định trong Luật thương mại năm 1997 và Luật thương mại năm 2005 có sự khác nhau. Khoản 3 Điều 5 Luật thương mại năm 1997 quy định: Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán. Khái niệm hàng hóa tại Luật thương mại năm 2005 không chỉ bao gồm các loại hàng hóa hữu hình có ở thời điểm giao kết hợp đông mà còn có cả hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai. Việc mở rộng khái niệm hàng hóa vừa thể hiện phạm vi điều chỉnh rộng hơn của Luật thương mại, vừa có ý nghĩa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật khi Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

– Các bên khi tham gia vào hợp đồng cho thuê hàng hoá thì chủ yếu là các thương nhân, theo đó, trong quan hệ hợp đồng cho thuê hàng hoá sẽ bao gồm bên cho thuê hàng hoá và bên thuê hàng hoá, các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về những điều khoản trong hợp đồng cho thuê hàng hoá như: hàng hoá, điều khoản về thời hạn cho thuê hàng hoá, điều khoản về giá cả, điều khoản về trách nhiệm của các bên, điều khoản về sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu của hàng hóa cho thuê, điều khoản về trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn thuê, điều khoản về chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê, quyền và nghĩa vụ của các bên… các điều khoản khác. Việc thỏa thuận về những điều khoản này trong hợp đồng cho thuê hàng hoá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra trách nhiệm cũng như sự ràng buộc về trách nhiệm cho các bên khi tham gia vào ký kết hợp đồng cho thuê hàng hoá, tránh được những rủi ro không đáng có, những tranh chấp có thể xảy ra.

Theo đó, bên cạnh những thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ thì bên cho thuê có những quyền và nghĩa vụ như:

+ Bên cho thuê phải có nghĩa vụ giao hàng hoá cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê. Nếu bên cho thuê không giao hàng hoá đúng và đủ như trong hợp đồng thì bên cho thuê đang vi phạm về hợp đồng và sẽ phải chịu những chế tài mà các bên đã đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng.

+ Bên cho thuê có nghĩa vụ phải bảo đảm về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và đảm bảo về chất lượng, về hàng hoá cho bên thuê trong suốt thời gian cho thuê( nếu các bên không có thỏa thuận nào khác trong hợp đồng). Theo đó, việc bên cho thuê cho bên thuê thuê hàng hoá thì bên cho thuê sẽ phải đảm bảo được về quyền chiếm hữu và quyền sử dụng hàng hoá để không bị tranh chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê cho bên thuê hàng hoá. Trong quá trình thuê hàng hoá, thì bên cho thuê cũng phải có nghĩa vụ về việc bảo đảm hàng hoá cho thuê phù hợp với mục đích sử dụng của bên thuê theo thoả thuận của các bên.

+ Về nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa hàng hoá cho bên thuê: bên cho thuê có nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa hàng hoá đối với bên thuê trong thời hạn, thời gian thuê hợp lý( trừ những trường hợp mà các bên có thỏa thuận khác). Theo đó, về thời gian hợp lý thì hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào quy định về thời gian hợp lý, do đó, căn cứ vào tình hình thực tế cũng như sự thỏa thuận của các bên để tính về thời gian hợp lý đó.

+ Về sửa chữa và bảo dưỡng hàng hoá cho thuê: nếu trong trường hợp  sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gây phương hại đến việc sử dụng hàng hóa đó của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc kéo dài thời hạn cho thuê tương ứng với thời gian bảo dưỡng, sửa chữa( trừ những trường hợp mà các bên có những thỏa thuận khác trong hợp đồng thuê hàng hoá).

+ Bên cho thuê có quyền nhận tiền cho thuê theo thoả thuận của các bên được ghi nhận trong hợp đồng cho thuê hàng hoá hoặc theo quy định của pháp luật. Và khi kết thúc thời hạn cho thuê thì bên cho thuê sẽ phải nhận lại hàng hoá, kiểm tra hàng hoá của mình đã cho thuê( trừ những trường hợp bên thuê và bên cho thuê có những thỏa thuận khác và được ghi nhận trong hợp đồng cho thuê hàng hoá).

2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê hàng hoá

Về bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, hợp đồng cho thuê hàng hoá cũng là loại hợp đồng được dùng để ghi lại sự thỏa thuận của các bên trong quá trình các bên giao kết hợp đồng. Song song với quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê thì bên thuê cũng phải thực hiện hợp đồng thông qua những điều khoản về quyền và nghĩa vụ mà các bên đã đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng cho thuê hàng hoá. Theo đó, bên thuê có những quyền và nghĩa vụ như:

+ Bên cho thuê có nghĩa vụ bảo đảm về quyền chiếm hữu và sử dụng do đó, bên thuê có quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê theo hợp đồng cho thuê và theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về cách thức sử dụng hàng hóa cho thuê thì hàng hóa cho thuê phải được sử dụng theo cách thức phù hợp với tính chất của hàng hóa đó.

+ Trong quá trình cho thuê hàng hoá thì bên thuê sẽ phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại hàng hoá đó cho bên cho thuê khi hết thời hạn( trừ những trường hợp mà các bên có thỏa thuận khác về việc bảo quản, giữ gìn và được ghi trong hợp đồng cho thuê hàng hoá)

+ Về nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá: bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá( nếu các bên không có thỏa thuận khác). Tuy nhiên, nếu bên cho thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lý thì bên thuê có thể tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý của việc bảo dưỡng, sửa chữa đó.

+ Bên cạnh đó, bên thuê có nghĩa vụ phải trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trừ những trường hợp bên thuê và bên cho thuê có những thỏa thuận khác thì bên thuê sẽ tuyệt đối không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.

Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê hàng hoá thực chất là để ràng buộc về trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hoá, tuy nhiên, việc này bên thuê và bên cho thuê hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau được trong quá trình các bên giao kết hợp đồng với nhau, nếu trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì sẽ áp dụng những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hoá.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com