Khái niệm về hợp đồng thuê tài sản? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản?
Trong đời sống hàng ngày, người dân có như cầu về việc ký kết các hợp đồng dân sự là những hợp đống tất yêu và được giao kết thường xuyên. Trong đó, hợp đồng dân sự bao gồm: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản,… các hợp đồng này được biết đến là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015. trong bài viết này, Luật LVN Group sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu về nội dung này, cụ thể:
LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
1. Khái niệm về hợp đồng thuê tài sản
Khái niệm về hợp đồng thuê tài sản theo như quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng thuê tài sản là: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Từ khái niệm trên, ta có thể triển khái tìm hiểu về thuật ngữ “tài sản” được nêu ra trong khái niệm hợp đồng thuê tài sản. Vậy khái niệm tài sản được hiểu theo nghĩa rộng, đó là vật chất có thể được biết đến là tài sản hữu hình hoặc là tài sản vô hình, tài sản này được dùng để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất của cá nhân và các tổ chức. Chính vì thế, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng hay còn được pháp luật quy định là quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, công nghệ… cũng có thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê.
Trong các quan hệ dân sự thông thường thì hợp đồng thuê tài sản thường được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Dó đó, hợp đồng thuê tài sản bao gồm bên cho thuê tài sản và bên thuê tài sản và trong hợp đồng này thì bên cho thuê thực hiện việc chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một thời gian nhất định mà hai bên đã có thỏa thuận trước trong quá trình giao kết hợp đồng. Trong hợp đồng bên cạnh việc quy định về bàn giao quyền sử dụng tài sản thì cũng có quy định về việc khi hết hạn của hợp đồng, bên thuê phải trả lại tài sản mà mình đã thuê. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải là vật đặc định, không tiêu hao.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm pháp lí của hợp đồng thuê tài sản như sau: Đầu tiên, có thể thấy rằng dưới quy định của pháp luật thì hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đền bù bởi vì các khoản tiền mà bên thuê tài sản phải trả cho bên có tài sản cho thuê là khoản đền bù. Thứ hai, hợp đồng thuê tài sản còn được biết đến như là hợp đồng song vụ, bởi vì, trong quá trình thuê tài sản thì bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận. Thứ ba, đối tượng của hợp đồng là tài sản. Trong đó thì tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản
Trên có sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong bất ký các loại hợp đồng được thực hiện trong dân sự thì đều được quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên hết sức chặt chẽ và cụ thể, để các bên trong hợp đồng có thể dựa vào đó để thực hiện đúng theo các quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Chính vì thế mà hợp đồng thuê tài sản cũng thuộc một trong các loại hợp đồng dân sự cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Bởi lẽ đó mà trong mục 2 này Luật LVN Group sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản này, cụ thể:
Đầu tiền, là quyền của bên cho thuê tài sản trong hợp đồng thuê. Theo đó thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận và có thể yêu cầu ký cược thế chấp. không những thế mà còn có quyền yêu cầu bên thuê phải trả lại đúng tài sản đã thuê trong tình trạng bình thường khi hết hạn Hợp đồng thuê trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận.
Ngoài ra, nếu như bên thuê làm mất, hư hỏng tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê phải bồi thường thiệt hại cho mình về phần tài sản bị làm mất, hư hỏng đó; còn đối với tài sản thuê là động sản thì yêu cầu bên thuê hoàn trả tài sản tại địa điểm thuê là nơi cư trú hoặc trụ Sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp tài sản thuê là gia súc thì yêu cầu bên thuê phải hoàn trả gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê nếu không có thoả thuận khác . Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê
Không những thế mà pháp luật hiện hành còn có quy định về việc bên cho thuê được quyên đơn phương châm dứt thực hiện Hợp đồng thuê tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nêu bên thuê có một trong các hành vi không trả tiền thuê trong ba kỳ liên tiếp trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, sử dụng tài sản thuê không đúng mục đích, công dụng của tài sản, làm tài sản thuê mất mát, hư hỏng, hay sửa chữa , đổi hoặc cho người khác thuê lại một phần hoặc toàn bộ tài sản mà không có sự đồng ý của bên cho thuê và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Thứ hai, bên cạnh việc quy định về quyền thì nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản trong hợp đồng thuê là thực hiện việc giao tài sản cho bên thuê đúng thời hạn, địa điểm. Bảo đảm tài sản cho thuê trong tình trạng như thoả thuận , phù hợp với mục đích cho thuê . Nếu tài sản là phương tiện giao thông thì bên cho thuê phải bảo đảm tình trạng an toàn kĩ thuật cần thiết cho bên thuê: Trường hợp tài sản thuê bị hư hỏng mà không phải do lỗi của bên thuê thì bên cho thuê phải sửa chữa , đổi tài sản khác hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê
Trong trường hợp bên thuê đã thông báo việc hư hỏng của tài sản và yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhưng bên cho thuê không thực hiện yêu cầu đó , nếu bên thuê phải tự mình sửa chữa hư hỏng thì bên cho thuê phải chịu chi phí. Bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê trong suốt thời gian thuê. Khi có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương dinh chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp này, do lỗi của bên cho thuê nên bên thuê không sử dụng tài sản hết thời hạn của hợp đồng và có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.
Thứ ba, song song với quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản được nêu ở trên thì pháp luật hiện hành cũng có quy định về quyên của bên thuê tài sản trong hợp đồng thuê là nhận tài sản thuê theo thỏa thuận trong Hợp đồng và những yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên A chậm giao tài sản. Bên cạnh việc thuê tài sản của người khác để sử dụng thì bên thuê tài sản cũng có quyền cho thuê lại toàn bộ hoặc một phần tài sản nếu được bên cho thuê đồng ý .
Và bên thuê tài sản được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê chậm giao tài sản hoặc giao tài sản thuê không đúng chất lượng, chủng loại đã thỏa thuận trong Hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên thuê dẫn đến việc mục đích thuê tài sản không đạt được hoặc trong trường hợp tài sản thuê không thể sửa chữa hoặc có khuyết tật mà bên thuê không biết hay xác định được việc tài sản cho thuê có tranh chấp về quyền sở hữu với bên thứ ba dẫn đến việc bên thuê không được sử dụng tài sản một cách ổn định hoặc toàn bộ trong thời gian thuê. Đối với những trường hợp này thì bên thuê tài sản có quyền yêu cầu bên thuê phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản thuê như đã thỏa thuận trong Hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên thuê tài sản trong hợp đồng thuê khi đã nhận và sử dụng tài sản đúng thời gian giao kết trong hợp đồng thì bên thuê cần phải trả tiền thuê như đã thoả thuận. Bên cạnh đó phải có nghĩa vụ trong việc bảo quản tài sản thuê, sử dụng tài sản thuê cẩn thận như của mình, đúng với công suất tính năng tác dụng của tài sản. Nếu trong thời gian sử dụng tài sản bị hư hỏng nhỏ thì phải tự sửa chữa. Một điều đặc biệt nữa là bên thuê tài sản tuyệt đối không được tự ý cho thuê tài sản khi không được bên cho thuê đồng ý. Khi hết hạn của hợp đồng thuê tài sản , bên thuê phải trả lại tài sản trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuế trong thời gian chậm trả.
Từ những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên có trong hợp đồng thuê tài sản được pháp luật quy định rất chặt chẽ để việc giao kết hợp đồng của các bên được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc các quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giao kết hợp đồng có quy định ràng buộc lẫn nhau nhằm mục đích để hợp đồng thuê tài sản được thực hiện một cách hoạn thiện tránh sảy ra những kết quả không mong muốn.