So sánh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm cháy nổ tự nguyện

Tìm hiểu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện? Tìm hiểu về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc? So sánh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm cháy nổ tự nguyện?

Trong khoảng thời gian gần đây, liên tiếp các vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra gây hoang mang dư luận. Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm cháy nổ là bắt buộc với những đối tượng có nguy cơ hỏa hoạn. Tuy nhiên vẫn có hình thức bảo hiểm cháy nổ tự nguyện do các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp nhằm đáp ứng đa dạng hơn về phạm vi, điều khoản mở rộng cũng như rất nhiều những điều khoản khác. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về các loại bảo hiểm này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Tìm hiểu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện:

Ta hiểu về bảo hiểm cháy nổ tự nguyện như sau:

Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện được hiểu cơ bản chính là một loại bảo hiểm tài sản bồi thường cho những thiệt hại hoặc tổn thất về tài sản được bảo hiểm do những nguyên nhân cháy, nổ gây ra.

Tuy nhiên bảo hiểm cháy nổ tự nguyện trên thực tế như tên gọi thì sẽ không bắt buộc phải mua như bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bên cạnh đó thì phạm vi bảo hiểm của loại bảo hiểm này và các điều khoản linh hoạt hơn.

Phạm vi bồi thường của bảo hiểm cháy nổ tự nguyện:

Phạm vi bồi thường rủi ro của bảo hiểm cháy nổ tự nguyện như sau: Cháy; Nổ; Sét đánh trực tiếp; Máy bay, các phương tiện hàng không hoặc thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng; Hoạt động đình công, bế xưởng, gây rối; Tổn hại do những hành động ác ý trực tiếp gây ra; Động đất hoặc núi lửa phun; Giông bão; Lũ lụt; Nước tràn từ các bể hoặc thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước; Va chạm do xe cộ hoặc súc vật.

Bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính, các công ty bảo hiểm sẽ còn đưa ra các sản phẩm cháy nổ tự nguyện của riêng họ với quyền lợi tốt hơn và mức phí ưu đãi cho các khách hàng của mình. Bên cạnh sản phẩm cháy nổ bắt buộc, cháy nổ tự nguyện cũng là lựa chọn rất tốt cho các chủ thể là những khách hàng để có thể bảo vệ ngôi nhà của mình.

Thủ tục bồi thường bảo hiểm cháy nổ tự nguyện:

Thông thường, thì thủ tục hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ tự nguyện của các chủ thể sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm

– Giấy chứng nhận bảo hiểm

– Biên bản giám định của công ty hoặc doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được ủy quyền

– Biên bản giám định tổn thất của cảnh sát, cơ quan chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân, liệt kê thiệt hại và giấy tờ chứng minh thiệt hại.

– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng công ty, doanh nghiệp bảo hiểm.

– Phí bảo hiểm cháy nổ tự nguyện phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện được biết đến chính là sản phẩm do các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân cung cấp, cũng chính bởi vậy nên việc các chủ thể khi tham gia tự nguyện có chất lượng dịch vụ khá tốt, hồ sơ đơn giản và việc hoàn tất thủ tục sẽ diễn ra nhanh chóng.

2. Tìm hiểu về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:

Ta hiểu về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước được quy định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định pháp luật, các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy cơ cháy nổ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản bao gồm: Nhà và các công trình kiến trúc kèm theo, máy móc thiết bị và các loại hàng hóa, và vật tư, tài sản khác.

Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:

– Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm các loại tài sản sau đây:

+ Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

+ Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

– Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu:

– Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu được hiểu chính là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

– Trong trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:

+ Đối với các tài sản Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị: Số tiền bảo hiểm thực chất chính là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

+ Đối với các tài sản Các loại hàng hóa, vật tư: Số tiền bảo hiểm được biết đến đó chính là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

Phạm vi bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm trên phát sinh từ rủi ro cháy, nổ.

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

– Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.

– Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

– Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

– Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

– Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

– Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị.

– Đồ điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

– Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

– Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

– Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

Cần lưu ý đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ thể là bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

3. So sánh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm cháy nổ tự nguyện:

Thủ tục thực hiện bồi thường cháy nổ:

Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện được biết đến chính là sản phẩm do các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân cung cấp, do đó, so với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, việc tham gia tự nguyện có chất lượng dịch vụ tốt hơn, hồ sơ đơn giản hơn nên việc hoàn tất thủ tục sẽ diễn ra nhanh chóng.

Phạm vi bồi thường (các rủi ro được bảo hiểm):

Bên cạnh ba rủi ro cơ bản trong cháy nổ bắt buộc cụ thể đó chính là Cháy, Sét đánh, Nổ thì bảo hiểm cháy nổ tự nguyện còn có thêm các rủi ro được bảo hiểm sau:

– Máy bay, các phương tiện hàng không hoặc thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng.

– Hoạt động đình công, bế xưởng, gây rối.

– Tổn hại do những hành động ác ý trực tiếp gây ra.

– Động đất hoặc núi lửa phun.

– Giông bão.

– Lũ lụt.

– Nước tràn từ các bể hoặc thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước.

– Va chạm do xe cộ hoặc súc vật.

– Và một số các rủi ro khác.

So với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện có phạm vi rộng hơn, đảm bảo chắc chắn và an toàn hơn cho công trình và tài sản của người tham gia.

Số tiền bảo hiểm:

Hiện nay, các công ty bảo hiểm tương đối thống nhất với nhau ở cách tính số tiền bảo hiểm như sau:

– Với nhà biệt thự, nhà mặt đất: số tiền bảo hiểm thông thường sẽ được tính bằng cách lấy diện tích xây dựng nhân với giá trị xây dựng/m2 tại thời điểm mua bảo hiểm.

– Với chung cư: Số tiền bảo hiểm là giá trị căn chung cư.

Thời gian yêu cầu bồi thường và thanh toán phí bảo hiểm:

Tùy vào từng gói sản phẩm, từng doanh nghiệp bảo hiểm và thỏa thuận giữa hai bên mà pháp luật nước ta cũng có quy định về thời gian yêu cầu bồi thường và thanh toán bảo hiểm khác nhau.

Thông thường, thời gian yêu cầu bồi thường của chủ thể là người mua bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra hỏa hoạn, những trường hợp chậm trễ phải có giấy xác nhận nguyên nhân bất khả kháng và hợp lý trên cơ sở pháp luật.

Tiền thanh toán bảo hiểm sẽ được trả ngay sau khi xác minh và hoàn thiện hồ sơ tổn thất, thông thường sẽ là 15 – 45 ngày.

Trong trường hợp khi từ chối bồi thường, phía công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm cần phải thông báo lại bằng văn bản, nêu rõ lý do, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com