Tìm hiểu về bảo hiểm tài sản mọi rủi ro và bảo hiểm cháy nổ? So sánh bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và bảo hiểm cháy nổ?
Trong các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm tài sản được đánh giá là một trong những loại hình bảo hiểm truyền thống và phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và bảo hiểm tài sản là các loại hình bảo hiểm truyền thống, được cá nhân hay các tổ chức tham gia nhiều nhất trong thời buổi hiện nay. Để độc giả có thể hiểu rõ lợi ích của từng loại bảo hiểm và dễ dàng phân biệt được bảo hiểm mọi rủi ro tài sản với bảo hiểm cháy nổ.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Tìm hiểu về bảo hiểm tài sản mọi rủi ro và bảo hiểm cháy nổ:
Ta hiểu về bảo hiểm tài sản mọi rủi ro như sau:
– Bảo hiểm tài sản mọi rủi ro được hiểu là loại bảo hiểm mang đến quyền lợi bảo vệ cho mọi rủi ro trong phạm ve đề cấp đến (không bị bị trừ theo điều khoản loại trừ).
– Bảo hiểm tài sản mọi rủi ro được phát triển từ chính loại hình bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.
– Phạm vi bảo hiểm thường rộng hơn nhiều so với bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.
– Đơn bảo hiểm tài sản mọi rủi ro thông thường sẽ chỉ đề cập đến những loại trừ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Bảo hiểm cháy nổ (báo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt):
– Bảo hiểm cháy nổ được hiểu là loại bảo hiểm chỉ mang đến quyền lợi bảo hiểm cho các loại rủi ro cụ thể được nêu rõ trong đơn bảo hiểm.
– Các rủi ro được bảo hiểm thường mang các kí hiệu riêng.
Những lưu ý quan trọng khi tham gia bảo hiểm mọi rủi ro tài sản hay bảo hiểm cháy nổ:
Khi các chủ thể tham gia hai loại hình bảo hiểm rủi ro mọi tài sản, bảo hiểm cháy nổ thì các cá nhân hay tổ chức cần phải nắm vững các lưu ý sau đây để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm:
– Thứ nhất, phần lớn các đơn bảo hiểm tài sản do doanh nghiệm bảo hiểm cung cấp trên thị trường là loại hình bảo hiểm mọi rủi ro tài sản. Các chủ thể sẽ có thể cân nhắc ưu tiên chọn sản phẩm này vì nó có phạm vi bảo hiểm rộng hơn so với các sản phẩm bảo hiểm cháy nổ.
– Thứ hai, cá nhân hay tổ chức có thể tham gia cả đơn giản bảo mọi rủi ro tài sản (có bao gồm bảo hiểm cháy nổ). Bên cạnh đó có thể yêu cầu bổ sung thêm các điều khoản mở rộng như rủi ro trộm cắp, nổi nồi hơi,… để được bảo vệ toàn diện trước các rủi ro này.
Tài sản khi càng có giá trị thì càng phải được bảo hiểm. Việc tham gia bảo hiểm mọi rủi ro tài sản hay bảo hiểm cháy nổ luôn luôn là điều nên làm. Bởi vì, đây chính là giải pháp giúp bạn an tâm trước cái rủi ro, thiệt hại về tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bạn không thể lường trước được.
2. So sánh bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và bảo hiểm cháy nổ:
Về phạm vi bảo hiểm:
– Bảo hiểm tài sản mọi rủi ro được hiểu cơ bản chính là loại hình bảo hiểm được phát triển từ chính bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, là loại hình bảo hiểm cho mọi rủi ro trong phạm vi đề cập không bị loại trừ theo những loại trừ được đề cập trên đơn (all risks). Bảo hiểm tài sản mọi rủi ro có phạm vi bảo hiểm rộng hơn Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt và đơn bảo hiểm này chỉ đề cập đến những loại trừ không được bảo hiểm.
– Bảo hiểm cháy nổ (bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt): chỉ bảo hiểm cho các loại rủi ro cụ thể được nêu ra trong đơn (named risks).
Các rủi ro chủ yếu của đơn bảo hiểm này kí hiệu từ A đến J, bao gồm: (A) Cháy; (B) Nổ; (C) Máy bay và các phương tiện trên không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào; (D) Gây rối, bạo động dân sự, đình công, bãi công, nhân công bị sa thải hoặc những người tham gia gây rối lao động hoặc những người ác ý; (E) Động đất (F) Giông, bão; (H) Giông, bão, ngập lụt; (H) Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước; (J) Va chạm bởi xe chạy trên đường hoặc súc vật; và (J) Rò rỉ nước bất ngờ từ hệ thống sprinkler tự động tại địa điểm được bảo hiểm.
– Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: tuân thủ theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/02/2018.
Mẫu đơn bảo hiểm:
– Bảo hiểm tài sản mọi rủi ro: Nhiều loại mẫu đơn bảo hiểm tài sản mọi rủi ro (Property all risks, Material damage all risks, Industrial all risks)… của Munich Re, ABI – Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh quốc… Đơn bảo hiểm tài sản mọi rủi ro trên thị trường hiện nay chủ yếu đều chủ yếu sẽ dựa trên Mẫu đơn bảo hiểm tài sản mọi rủi ro của ABI, và mẫu đơn bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp IAR của Munich Re.
– Bảo hiểm cháy nổ: Mẫu đơn Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.
– Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: tuân thủ theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/02/2018.
Điểm cần lưu ý trong trường hợp xảy ra tranh chấp:
Nếu như trong trường hợp khi không may có tranh chấp xảy ra giữa đơn vị cung cấp sản phẩm bảo hiểm với chủ thể là người được bảo hiểm hay người thừa kế hợp pháp:
+ Với đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: bên chịu trách nhiệm chứng minh tổn thất bị loại trừ phải là công ty bảo hiểm.
+ Với đơn bảo hiểm cháy nổ: bên chịu trách nhiệm chứng minh tổn thất bị loại trừ phải là người được bảo hiểm/người thừa kế hợp pháp.
Một số loại trừ chính:
– Kết cấu phần loại trừ:
+ Với đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: nêu 2 phần là những nguyên nhân bị loại trừ; và những tài sản không được bảo hiểm.
+ Với đơn bảo hiểm cháy nổ: nêu 2 phần loại trừ là:
Thứ nhất: loại trừ của rủi ro có thể lựa chọn để bảo hiểm nêu ngay trong từng rủi ro được đề cập ở đơn (từ A đến J).
Thứ hai: loại trừ áp dụng chung cho tất cả các rủi ro nêu dưới phần Những rủi ro có thể lựa chọn để bảo hiểm.
– Những thiệt hại do biến động của thiên nhiên:
+ Đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản vẫn bảo hiểm cho những thiệt hại do biến động của thiên nhiên, nếu những rủi ro này không bị loại trừ.
+ Đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt: loại trừ thiệt hại do biến động của thiên nhiên (trừ những biến động thiên nhiên được bảo hiểm như sét đánh, động đất, giông, bão, ngập lụt); và loại trừ thiệt hại xảy ra tiếp theo đó.
– Rủi ro trộm cướp:
+ Đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: loại trừ tất cả những hành động trộm cướp hoặc nỗ lực trộm cướp, bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra tiếp theo được bảo hiểm.
+ Đơn bảo hiểm cháy nổ: loại trừ những thiệt hại bởi trộm cướp hoặc nỗ lực trộm cướp, hoặc thiệt hại liên quan đến các tòa nhà bỏ trống hoặc không được sử dụng.
+ Tuy nhiên nếu khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro này thì vẫn có những điều khoản bổ sung bảo hiểm cho rủi ro trộm cướp.
– Với những thiệt hại xảy ra tiếp theo:
+ Đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: bảo hiểm đối với thiệt hại xảy ra là hậu quả sau những rủi ro nội tại (do những nguyên nhân không bị loại trừ).
+ Đơn bảo hiểm cháy nổ: không bảo hiểm những thiệt hại xảy ra tiếp theo.
– Một số loại trừ tương tự:
Hai loại đơn bảo hiểm cụ thể là bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và với đơn bảo hiểm cháy nổ này có một số loại trừ tương tự nhau như là: Loại trừ thiệt hại với máy móc, nồi hơi, thùng đun nước… Tuy nhiên nếu có chủ thể là những khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro này thì vẫn có những điều khoản mở rộng, bổ sung bảo hiểm cho những loại hình rủi ro này (tuy nhiên hạn mức trách nhiệm thấp). Đội khai thác có thể đề xuất khách hàng tham khảo và mua loại hình bảo hiểm riêng có cho những trang thiết bị này để không bị giới hạn trách nhiệm.
Một số lưu ý khi khai thác hai loại hình bảo hiểm này:
– Hiện tại, trên thực tế, cũng nhiều đơn bảo hiểm tài sản được cấp trên thị trường là bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, do loại hình bảo hiểm này có phạm vi bảo hiểm rộng hơn nhiều so với bảo hiểm cháy nổ.
– Các công ty bảo hiểm có thể tư vấn khách hàng mua Đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, có bao gồm cả bảo hiểm cháy nổ (hoặc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc), có thể bổ sung thêm một số điều kiện mở rộng để bảo hiểm cho các rủi ro bị loại trừ trong đơn bảo hiểm (rủi ro trộm cướp, nổ nồi hơi…với hạn mức trách nhiệm nhất định).