Thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân? Thủ tục trưng cầu dân ý?

Thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân? Thủ tục trưng cầu dân ý?

Với vai trò là đại diện cho nhân dân, là tiếng nói của nhân dân, để nhân dân trực tiếp biểu quyết về các vấn đề chính trị, Hiến pháp hay pháp lý cụ thể thì cần thông qua trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định về thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân và thủ tục trưng cầu ý dân như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân? Thủ tục trưng cầu ý dân”

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý:

+ Luật tổ chức Quốc hội 2014.

+ Luật trưng cầu ý dân 2015.

1. Thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân.

Tại Điều 19 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định về trưng cầu ý dân, theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội là: Quốc hội. Theo đó, trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

– Về tính chất của Luật trưng cầu ý dân:

Quyền tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, trên thực tế công dân Việt Nam chưa có điều kiện sử dụng quyền này do chưa có những quy định cụ thể về nguyên tắc, đối tượng, nội dung, bảo đảm về tài chính và thông tin, thủ tục tiến hành, đánh giá kết quả và giá trị của kết quả trưng cầu ý dân… Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu ý dân cho thấy Hiến pháp chỉ quy định rất khái quát ở 3 điểm sau đây:

– Tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là quyền cơ bản của công dân (Điều 53);

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân là Quốc hội (Điều 84);

– Cơ quan có trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân là Uỷ ban thường vụ Quốc hội và cơ quan này tổ chức trưng cầu ý dân trên cơ sở quyết định của Quốc hội

–  Quy chế trao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội thẩm quyền quy định một số vấn đề về thủ tục tiến hành và xác định kết quả một cuộc trưng cầu ý dân. Trên thực tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa có hoạt động cụ thể nào để thực hiện thẩm quyền này. Có thể kết luận quy định của Quy chế về việc tổ chức trưng cầu ý dân cũng chưa cụ thể, không đủ để có thể đi vào cuộc sống. Nhà nước quy định và bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền tự do dân chủ, quyền bầu cử đại biểu vào các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, quyền tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là biểu hiện trực tiếp cao nhất nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc nhà nước bảo đảm quyền tự do ý chí của công dân trong các cuộc trưng cầu ý dân có thể coi như là sự bổ sung cho các hình thức dân chủ đại diện, cùng với dân chủ đại diện tạo điều kiện cho công dân tham gia một cách tích cực và hiệu quả nhất vào quyết định những công việc hệ trọng của đất nước và của địa phương.

– Luật trưng cầu ý dân là đạo luật mang tính toàn diện tức là trong đó bao hàm quy định về mọi vấn đề liên quan đến quá trình đề xướng, chuẩn bị, tổ chức tiến hành, xác định kết quả cũng như đánh giá và sử dụng kết quả các cuộc trưng cầu ý dân.

– Trước hết là vấn đề xác định các nguyên tắc tiến hành trưng cầu ý dân. Theo chúng tôi, có thể quy định các nguyên tắc tổ chức trưng cầu ý dân tương tự như các nguyên tắc tổ chức bầu cử đại biểu vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Đó là các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

– Nhiều nước quy định tham gia trưng cầu ý dân là quyền công dân, một số nước quy định là quyền và nghĩa vụ công dân. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đó là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Chính vì vậy Nhà nước phải đảm bảo tiến hành trưng cầu ý dân trên cơ sở tự do, tự nguyện, không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ cơ quan, tổ chức nào ép buộc hoặc cản trở công dân sử dụng quyền này.

– Thành phần tham gia trưng cầu ý dân bao gồm mọi công dân có quyền bầu cử, có thể bao gồm cả công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (ở những nơi có điều kiện thành lập khu vực trưng cầu ý dân hoặc tổ trưng cầu ý dân).

– Những vấn đề thuộc đối tượng trưng cầu ý dân cần được quy định theo hướng mở, tức là theo cách liệt kê và thêm “các vấn đề khác do Quốc hội quyết định”. Quy định như vậy một mặt đảm bảo tính kịp thời khi cần trưng cầu ý dân về một vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội của đất nước mà luật chưa quy định; mặt khác, với cách quy định như vậy chúng ta sẽ có thể tiến hành hai hình thức trưng cầu ý dân là trưng cầu ý dân bắt buộc và trưng cầu ý dân khi Nhà nước thấy cần (tuỳ nghi). Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy những trường hợp trưng cầu ý dân bắt buộc cần phải được quy định trong Hiến pháp.

2. Thủ tục trưng cầu ý dân ý.

Thủ tục trưng cầu ý dân được quy định như sau:

– Trước khi tiến hành thủ tục trưng cầu ý dân thì cần phải có phiếu trưng cầu ý dân: phiếu trưng cầu ý dân là không thể thiếu trong quá trình trưng cầu ý dân, theo đó, cơ quan quy định về  nội dung, hình thức phiếu trưng cầu ý dân; việc in ấn, phát hành và quản lý phiếu trưng cầu ý dân là  Ủy ban thường vụ Quốc hội, do đó, phiếu trưng cầu ý dân được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước và nội dung phiếu trưng cầu ý dân phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, chính xác và rõ nghĩa để tránh gây ra những sự nhầm lẫn  trong quá trình tiến hành thủ tục trưng cầu ý dân.

+ Thứ hai, thông báo về thời gian và địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân: Tổ trưng cầu ý dân có trách nhiệm thông báo và thường xuyên thông báo cho cử tri ở địa phương biết về ngày bỏ phiếu, địa điểm bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có thể thông báo thời gian, địa điểm bỏ phiếu bằng những hình thức như sau: niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương trong thời hạn là 10 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân

+ Thứ ba, sau khi thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức trưng cầu ý dân, việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau, tình hình bỏ phiếu có sự khác nhau nên Tổ trưng cầu ý dân có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn sao cho phù hợp với địa phương của mình nhất, nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày. Đối với những trường hợp, có những khu vực trong quá trình tiến hành bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có một trăm phần trăm cử tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu đó có thể kết thúc sớm, tuy nhiên kết thúc không được trước ba giờ chiều cùng ngày.

+ Thứ tư, kiểm tra hòm phiếu trước khi tiến hành bỏ phiếu: Tổ trưng cầu ý dân phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.

* Lưu ý:

+ Trong quá trình bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp đặc biệt, có sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến trưng cầu ý dân, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.

+ Đặc biệt, có những trường hợp cần phải hoãn ngày bỏ phiếu hoặc cần phải bỏ phiếu trưng cầu dân ý sớm hơn ngày quy định tại một hoặc một số khu vực bỏ phiếu, một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thì Ủy ban nhân dân tại nơi cần bỏ phiếu sớm hoặc hoãn ngày bỏ phiếu phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

– Trong quá trình tiến hành bỏ phiếu trưng cầu dân ý thì cử tri cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cũng như cử tri sẽ có những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định như sau:

+ Cử tri có quyền và có nghĩa vụ bỏ phiếu trưng cầu dân ý, và đây cũng là trách nhiệm mà mội cử tri đều có trách nhiệm tham gia đầy đủ. Theo đó, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu trưng cầu ý dân và cử tri phải tự mình bỏ phiếu trưng cầu ý dân, không được nhờ người khác bỏ phiếu thay, trừ trường hợp có quy định khác,  khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cử tri phải xuất trình thẻ cử tri.

+ Khi cử tri viết phiếu trưng cầu ý dân, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ trưng cầu ý dân, nếu trong trường hợp cử tri viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu trưng cầu ý dân khác. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ trưng cầu ý dân có trách nhiệm đóng dấu

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com