Thẩm quyền mở phiên họp giải quyết việc dân sự? Những người tham gia họp giải quyết việc dân sự?
Trong quá trình tranh chấp của cá nhân, cơ quan, tổ chức về một vụ việc dân sự nào đó thì theo như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 việc dân sự và vụ việc dân sự, vụ án dân sự được quy định của pháp luật giải quyết là có tránh chấp sảy ra hay không có tranh chấp sảy ra. Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đối với quá trình giải quyết việc dân sự thì Tòa án trước khi thực hiện việc mở phiên Tòa xét xử về việc dân sự này thì để giải quyết việc dân sự tòa án chỉ mở phiên họp giải quyết vụ án dân sự. Việc pháp luật tố tụng hiện hành quy định mở phiên họp này để nhằm mục đích xác định thẩm quyền tiến hành giải quyết việc dân sự.
Tuy nhiên, việc pháp luật quy định về thẩm quyền và những người tham gia họp giải quyết việc dân sự như thế nào thì chắc hẳn rất nhiều người còn thắc mắc về nội dung này. trong nội dung này viết này, Luật LVN Group sẽ gửi tới quy bạn đọc các quy định của pháp luật tố tụng về thẩm quyền và những người tham gia họp giải quyết việc dân sự như sau:
Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
1. Thẩm quyền tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự
Trên cơ sở quy định tại Điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo quy định tiến hành phiên họp, cụ thể: Đầu tiên khi phiên họp được tiến hành, thư kí tòa án tiến hành báo cáo với thẩm phán hoặc hội đồng xét xử về sự vắng mặt, có mặt của những người tham gia phiên họp. Khi bắt đầu phiên họp, thẩm phán chủ tọa phiên họp tuyên bố khai mạc phiên họp và đọc quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự; kiểm tra căn cước của những người được triệu tập tham gia phiên họp. Nếu có người vắng mặt, thẩm phán hoặc hội đồng xét xử sẽ quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp hoặc đình chỉ giải quyết việc dân sự. Sau đó, thẩm phán chủ tọa phiên họp sẽ phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng.
Thứ hai, thẩm phán chủ tọa phiên họp sẽ giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng , người giám định, người phiên dịch và hỏi các đương sự hoặc người đại diện của họ xem có ai yêu cầu thay đổi những người đó hay không. Nếu có yêu cầu thay đổi thì hội đồng xét xử hoặc chánh án tòa án đang giải quyết việc dân sự hoặc chánh án tòa án tòa cấp trên trực tiếp hoặc hội đồng giải quyết việc dân sự sẽ xem xét quyết định giải quyết yêu cầu thay đổi.
Không những thế mà pháp luật này còn có quy định về việc dân sự do một thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thẩm phán, thư kí phiên họp do chánh án của tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu thẩm phán bị thay đổi là chánh án của tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do chánh án tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định. Trường họp việc dân sự do hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên hội đồng, thư kí phiên họp do hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.
Bên cạnh đó, theo như quy định tại Điều 368 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tại phiên họp, việc thay đổi kiểm sát viên do thẩm phán, hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định. Trường hợp phải thay đổi kiểm sát viên thì thẩm phán, hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên họp và thông báo cho viện kiểm sát. Việc cử kiểm sát viên thay thế kiểm sát viên bị thay đổi do viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu kiểm sát viên bị thay đổi là viện trưởng viện kiểm sát thì do viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Tuy rằng, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể về vấn đề thẩm quyền mở phiện họp giải quyết việc dân sự nhưng dựa trên quy định nêu ở trên thì thẩm quyền mở phiên học giải quyết việc dân sự theo như quy định của Bộ luật này thì Thẩm quyền thuộc về thẩm phán, thư ký, Hội đồng nhân dân có thẩm quyền tham gia vào việc tiến hành phiên hợp theo như quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
2. Những người tham gia họp giải quyết việc dân sự
Trên cơ sở quy định tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những người tham gia phiên họp nhằm tạo điều kiện cho các Tòa án áp dụng một cách thống nhất cũng như đảm bảo quyền tham gia phiên họp của các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.
Theo như quy định của phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật thì Viện kiểm sát tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, khi kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp. Bởi vì, trong trường hợp Viện kiểm sát Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nhưng bên cạnh đó để không làm ảnh hưởng đến phiên hợp thì trong các trường hợp khác thì phiên họp là để giải quyết yêu cầu giải quyết việc dân sự nên Viện kiểm sát vắng mặt không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự.
Để tránh phiên họp phúc thẩm bị hoãn nhiều lần, nhanh chóng giải quyết kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì khoản 2, 3 Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
– Người yêu cầu được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.
– Người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
– Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch mà vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành phiên họp.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 374 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa giải quyết được một số vấn đề sau:
– Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp phúc thẩm hay vẫn tiến hành họp;
– Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt nhưng có người đại diện thì Tòa án hoãn phiên họp phúc thẩm hay vẫn tiến hành họp;
– Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách thì Tòa án hoãn phiên họp phúc thẩm hay vẫn tiến hành họp.
– Người kháng cáo và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều là các đương sự trong việc dân sự. Nhưng người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ hoãn phiên họp phúc thẩm còn người có liên quan vắng mặt lần thứ nhất có lí do chính đáng thì vẫn có thể tiến hành họp. Điều này là không đảm bảo sự bình đẳng về quyền tham gia phiên họp giữa các đương sự trong việc dân sự.
– Nếu phiên họp có sự tham gia của người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng những người này lại vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ thì Tòa án có hoãn phiên họp phúc thẩm không hay vẫn giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.
Trong các trường hợp này, Tòa án áp dụng Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để vận dụng các quy định về việc hoãn phiên tòa phúc thẩm để giải quyết. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc giải quyết việc dân sự thì Tòa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng đảm bảo quyền tham gia phiên họp phúc thẩm của các đương sự.
Từ quy định được nêu ở trên, có thể thấy rằng những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự theo như quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm: Kiểm sát viên cùng cấp, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp được xác định thuộc những người tham gia phiên hợp giải quyết việc dân sự, và những người này phải có mặt tại phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án và có thể được vắng mặt theo như quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.