Thanh toán hợp đồng xây dựng? Quyết toán hợp đồng xây dựng? Thanh lý hợp đồng xây dựng?
Hợp đồng xây dựng cũng giống những loại hợp đồng thông thường đó là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau và đưa đến kí kết một vấn đề nào đó để ràng buộc nhau về quyền lợi cũng như nghĩa vụ các bên phải thực hiện. Trong hợp đồng xây dựng thì các bên thực hiện theo từng nội dung cụ thể mà sẽ có các điều kiện khi thực hiện. Cụ thể trong thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng cũng cần tuân thủ quy định này. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích nhất cho bạn đọc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật xây dựng 2014
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi Tiết về hợp đồng xây dựng có đưa ra quy định cụ thể về thanh toán hợp đồng xây dựng
Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Thanh toán hợp đồng xây dựng
Thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tại điều 19 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi Tiết về hợp đồng xây dựng có đưa ra quy định cụ thể về thanh toán hợp đồng xây dựng, chúng ta có thể hiểu đó là việc xây dựng một công trình nào đó, bên đầu tư và bên xây dựng sẽ ký kết hợp đồng xây dựng để tiến hành thi công công trình. Bản chất của hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu theo thỏa thuận, Bên cạnh đó xuất phát từ bản chất công việc xây dựng đòi hỏi các bên trong hợp đồng phải có những điều kiện nhất định cho nên việc thanh toán hợp đồng xây dựng cũng được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên. Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy pháp luật đua ra những quy định về hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ cần thiết trong những trường hợp cụ thể để bên nhận thầu có thể thực hiện thanh toán hợp đồng xây dựng nhanh nhất và đúng theo trình tự thủ tục pháp luật đề ra. Căn cứ Khoản 1 Điều 144 Luật Xây dựng 2014 quy định:
“1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.”
Căn cứ Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng, quy định về nội dung thanh toán hợp đồng như sau:
Một là, các bên trong hợp đồng xây dựng đã tự thỏa thuận về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, hồ sơ thanh toán cũng như điều kiện thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật sẽ thực hiện như đã thỏa thuận mà không phải ký phụ lục hợp đồng, trừ trường hợp bổ sung công việc chưa có trong hợp đồng.
Hai là, Trong hợp đồng các bên tiến hành thỏa thuận về nội dung những lần thanh toán và những giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán hay thỏa thuận hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
Ba là, bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bốn là, trường hợp trong kỳ thanh toán các bên chưa đủ điều kiện để thanh toán theo đúng quy định của hợp đồng (chưa có dữ liệu để điều chỉnh giá, chưa đủ thời gian để xác định chất lượng sản phẩm,…) thì có thể tạm thanh toán. Khi đã đủ điều kiện để xác định giá trị thanh toán thì bên giao thầu phải thanh toán cho bên nhận thầu đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Năm là, đối với hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
Sáu là, đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh vấn đề thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.
Bảy là, đối với hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định và chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu và kèm theo các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng.
Tám là, đối với hợp đồng theo giá kết hợp, việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian việc.
Như vậy căn cứ vào những phân tích như trên có thể thấy vấn đề thanh toán hợp đồng được pháp luật quy định cơ bản như đã nêu ở trên. Tùy thuộc vào loại hợp đồng và thỏa thuận của các bên, trên cơ sở pháp luật quy định mà các bên lựa chọn việc thanh toán cho phù hợp.
2. Quyết toán hợp đồng xây dựng
Quyết toán hợp đồng xây dựng được hiểu là việc xác định tổng giá trị của hợp đồng xây dựng đối với công trình cụ thể nào đó mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng như khi đã kí kết với nhau về công việc. Căn cứ theo quy định tại điều 22. Quyết toán hợp đồng xây dựng Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi Tiết về hợp đồng xây dựng có đưa ra quy định cụ thể về thanh toán hợp đồng xây dựng quy định nhu sau:
1. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
b) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
c) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
d) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Kết luận: Như trên đây là quy định mà pháp luật đưa ra về vấn đề quyết toán hợp đồng xây dựng, xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng của công trình nào đó do các bên thỏa thuận với nhau và thông qua đó việc quyết toán phải thực hiện theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định. Ngoài ra cần lưu ý để có thể thực hiện đúng về thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng theo đúng quy định.
Quy trình lập hồ sơ quyết toán công trình xây dựng
Bước 1 : Tính toán khối lượng thực tế xây dựng (theo bản vẽ hoàn công) của các loại công tác, lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá thị trường chi phí vật tư, nhân công, máy móc để tính ra chi phí trực tiếp.
Bước 2 : Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và quy định về các hệ số điều chỉnh (nếu có) cùng với các chi phí tại thời điểm làm quyết toán (nếu có) thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định. Chủ đầu tư và đơn vị thi công cần thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp dựa trên các vấn đề sau :
+ Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
+ Xác định các khoản thiệt hại không tính vào giá thành công trình (như thiên tai, dịch bệnh,…)
+ Xác định tổng vốn đầu tư thực tế vào công trình.
+ Xác định giá trị tài sản cố định và phân loại tài sản cố định.
+ Xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động của công trình đã chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.
Theo như trình tự, thủ tục như trên tùy theo quy mô, tính chất công trình mà hồ sơ, quy trình quyết toán được chuẩn bị và thực hiện sao cho phù hợp với quy định hiện hành.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.