Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi?
Hiện nay, vấn đề thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi đang là một trong những vẫn đề khá phức tạp nhưng lại được diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định rất rõ về thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi. Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi”
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
+ Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam.
1. Quy định của pháp luật về thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên.
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa các cá nhân cụ thể với chính quyền Nhà nước nhất định. Quốc tịch có mối quan hệ khăng khít, không tách rời với nhà nước, bởi vậy sự ra đời của nhà nước quyết định sự ra đời và tồn tại của quốc tịch và ngược lại sự ra đời và tồn tại của quốc tịch phản ánh công quyền nhà nước đó. Trong các mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước, quốc tịch là mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và cá nhân, bởi vì, quốc tịch là mối quan hệ được thiết lập giữa Nhà nước và công dân – nhóm dân cư đông nhất trong thành phần dân cư của một quốc gia. Ngoài công dân của nước mình, trong lãnh thổ mỗi quốc gia còn có người nước ngoài sinh sống, làm việc.
– Giữa người nước ngoài với quốc gia nơi họ sinh sống cũng có mối quan hệ nhất định, nhưng mối quan hệ đó không có tính chất đặc biệt như mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. Mặc dù cũng được hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định nhưng các quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng, một mặt, xuất phát từ những quy định của Luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ giữa các quốc gia; mặt khác, xuất phát từ thực tiễn thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Do đó, phạm vi các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người nước ngoài hẹp hơn so với phạm các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người có quốc tịch nước đó. Chỉ có công dân của nước đó, xuất phát từ việc có quốc tịch quốc gia mới được hưởng các quyền công dân cơ bản như quyền bầu cử và ứng cử, quyền được Nhà nước bảo hộ.
– Quốc tịch của trẻ em được xác định trên cơ sở có sự kết hợp giữa nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh. Theo nguyên tắc huyết thống, đứa trẻ khi sinh ra (không phụ thuộc vào nơi sinh) sẽ có quốc tịch Việt Nam nếu:
– Cha mẹ đều là công dân Việt Nam;
– Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia không có quốc tịch; – Mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai;
– Cha mẹ thỏa thuận bằng văn bản vào thời điểm khai sinh cho trẻ em khi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài. Nếu trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì đứa trẻ đó có quốc tịch Việt Nam. Quy định về trường hợp “không thỏa thuận chọn” nói trên mới được bổ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và cũng nhằm mục đích đảm bảo cho trẻ em không bị rơi vào tình trạng không quốc tịch. sung vào
Theo nguyên tắc nơi sinh, trẻ em có quốc tịch Việt Nam trong những trường hợp:
– Cha mẹ đều không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam; – Mẹ không có quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam còn cha không rõ là ai;
– Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không rõ là ai. Quốc tịch của con cái khi cha mẹ thay đổi quốc tịch do được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, luật quốc tịch Việt Nam quy định:
– Quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng cha mẹ cũng thay đổi theo quốc tịch của cha mẹ,
– Quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng cha hoặc mẹ cũng thay đổi theo sự thay đổi quốc tịch của cha hoặc mẹ nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ;
– Trường hợp của hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên cùng sinh sống với người đỏ cũng có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài cho con. Điều kiện cùng sinh sống là một trong những điểm mới của Luật Quốc tịch năm 2008.
– Tại khoản 2 Điều 35 Luật Quốc tịch năm 2008 lại không đề cập đến trường hợp nếu chỉ cha hoặc mẹ thôi quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên cùng sống với người đó sẽ ra sao nếu họ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch Việt Nam cho đứa con. Như vậy, có thể dẫn đến hai cách hiểu khác nhau: Con chưa thành niên sống cùng cha hoặc mẹ – người được thôi quốc tịch Việt Nam không bị mất quốc tịch Việt Nam hoặc con chưa thành niên sống cùng cha hoặc mẹ được thôi quốc tịch Việt Nam đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam.
Tóm lại, Luật Quốc tịch năm 2008 đã có một số điều chỉnh, bổ sung hợp lý đối với các quy định về quốc tịch của trẻ em, qua đó khẳng định: thứ nhất, quyền có quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam hoàn toàn được đảm bảo; thứ hai, nguyên tắc huyết thống luôn được ưu tiên áp dụng trong việc xác định quốc tịch cho trẻ em. Tuy nhiên, từ những phân tích trên đây, cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định liên quan đến quốc tịch của trẻ em để Luật Quốc tịch năm 2008 có thể đáp ứng tối đa đòi hỏi của thực tiễn về bảo vệ quyền trẻ em nói chung và trẻ em không quốc tịch nói riêng.
Khoản 1 Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ, điều này có nghĩa là con chưa thành niên sống cùng cha mẹ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam thì trẻ đương nhiên thôi quốc tịch Việt Nam, cha mẹ nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam thì trẻ cũng nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp, cha mẹ xin thôi quốc tịch Việt Nam vẫn mong muốn con của họ giữ quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định trên, trẻ chưa thành niên sống cùng cha mẹ vẫn buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, việc áp dụng Điều 35 luật này có thể đẫn đến hệ quả, đứa trẻ sẽ rơi vào tình trạng không quốc tịch khi cha mẹ đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa gia nhập được quốc tịch nước ngoài. Bởi vậy, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 nên có những quy định mềm dẻo và linh hoạt hơn về thay đổi quốc tịch của trẻ chưa thành niên, theo hướng quốc tịch của con chưa thành niên sống cùng cha mẹ sẽ thay đổi theo khi có sự thảo thuận bằng văn bản của cha, mẹ
– Đối với trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, khoản 2 Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về việc con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng tất yếu văn bản. Điều này chưa thực sự rõ ràng nếu xác định quốc tịch của trẻ em chưa thành niên trong trường hợp không có sự thỏa thuận của cha mẹ, dẫn đến cách hiểu, nếu không có thỏa thuận của cha mẹ thì đương nhiên đứa trẻ không mất quốc tịch Việt Nam. Mặt khác, pháp luật Việt Nam cũng quy định về trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài cho con” chưa thực sự thỏa đáng. Vì Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 không hề có quy định buộc đứa trẻ thôi quốc tịch gốc khi có quốc tịch Việt Nam. Và theo quy định tại Điều 19 luật quốc tịch Việt Nam quy định về người nhập quốc tịch Việt Nam không phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu thuộc trường hợp là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam và được Chủ tịch nước cho phép. Vì vậy, không nên quy định việc giữ quốc tịch nước ngoài của trẻ chưa thành niên là một trong những điều kiện để xác định việc trẻ có hay không có quốc tịch Việt Nam.
– Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 mới chỉ dự liệu một số trường hợp: trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi; trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt nam nhận làm con nuôi; trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi. Như vậy, trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam mà được vợ (chồng) trong đó một người là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì quốc tịch của trẻ em đó thì đến hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định về vấn dề này, do đó trong trường hợp này, thiết nghĩ cũng cần phải bổ sung vào luật quốc tịch hiện hành để hoàn thiện hơn về quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi trong thời gian tới.