Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước?
Được mang trong mình quốc tịch Việt Nam là một trong những niềm tự hào của không ít người, đặc biệt là những người nước ngoài, bởi lẽ để được xác nhận về việc có quốc tịch Việt Nam ở trong nước không phải là điều dễ dàng. Vậy để xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước cần đáp ứng những điều kiện gì và thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước được tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước”
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
– Cơ sở pháp lý: Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
1. Thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước.
– Thứ nhất về hồ sơ xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước: theo đó, hồ sơ xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước bao gồm những loại giấy tờ như sau:
– Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN) kèm 02 ảnh 4×6;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu giấy tờ quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm: (1) Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân, (2) Hộ chiếu Việt Nam hoặc các giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi tên Việt Nam họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ.
+ Tờ khai lý lịch và các giấy tờ theo quy định của pháp luật, tuy nhiên trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch (Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu). Cụ thể:
(1) Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;
(2) Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
(3) Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
+ Xác nhận nơi cư trú do cơ quan công an phường, xã, thị trấn có thẩm quyền cấp. Trường hợp có Hộ khẩu, Thẻ thường trú thì cung cấp bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu.
– Về thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước: theo đó, thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cần phải thực hiện theo 6 bước sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ: Người có yêu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi cư trú.
– Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
* Trường hợp nộp trực tiếp:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
* Trường hợp nộp qua bưu chính: Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ
+ Đối với trường hợp có đủ cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam và xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
+ Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
(1) Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam: Sở Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp và Công an cấp tỉnh nơi người yêu cầu đang cư trú hoặc nơi thường trú cuối cùng của người đó ở Việt Nam tiến hành xác minh;
(2) Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh, Sở Tư pháp cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
– Bước 6: Trả hồ sơ: Người đề nghị căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp như sau:
+ Lần 1: Nhận kết quả hoặc nhận thông tin hồ sơ đã được chuyển xác minh tại các cơ quan khác (Bộ Tư pháp, Công an Thành phố hoặc Công an cấp tỉnh nơi thường trú cuối cùng của người đó ở Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh).
+ Lần 2: Nhận kết quả hoặc văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do.
– Từ đó, có thể thấy được quốc tịch nói chung và quốc tịch Việt Nam nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi lẽ, quốc tịch luôn có ý nghĩa về chính trị – pháp lý và xã hội không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với Nhà nước. Trước hết, đối với cá nhân, quyền có quốc tịch là quyền nhân thân của mỗi con người được pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia ghi nhận: “Ai cũng có quyền có quốc tịch. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán”. Đề cao ý nghĩa của quốc tịch đối với mỗi cá nhân, nhiều quốc gia đã ghi nhận thành nguyên tắc: việc kết hôn, ly hôn, huỷ hôn với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch, hoặc việc thay đổi quốc tịch của vợ hoặc chồng hay cha, mẹ, con không ảnh hưởng tới quốc tịch của những người thân.
– Việc có quốc tịch của một Nhà nước là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định địa vị pháp lý của cá nhân trong một Nhà nước, là cơ sở để cá nhân đó được hưởng các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng nhất mà pháp luật mỗi nước quy định. Khi một cá nhân có quốc tịch của một Nhà nước, cá nhân có quyền định cư và sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó. Về nguyên tắc, Nhà nước không trục xuất công dân mình vì bất kỳ lý do gì, trong khi đó Nhà nước có thể trục xuất người nước ngoài nếu vi phạm pháp luật Nhà nước đó. Bên cạnh đó Nhà nước cũng không dẫn độ công dân nước mình cho nước khác. Quốc tịch còn là căn cứ và điều kiện để cá nhân được hưởng quyền bảo hộ ngoại giao và bảo hộ lãnh sự của Nhà nước mà cá nhân đó mang quốc tịch.
– Ngoài ra, quốc tịch còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân các quốc gia là thành viên các điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương về quyền và nghĩa vụ công dân (như các Hiệp định lãnh sự, các Hiệp định tương trợ tư pháp…) đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia thành viên khác được hưởng các quyền mà công dân các quốc gia không phải là thành viên của các điều ước đó không được hưởng như quyền định cư, quyền cư trú…
– Đối với mỗi quốc gia, quốc tịch cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Chủ quyền quốc gia đối với dân cư được thể hiện thông qua việc Nhà nước quy định các nguyên tắc về quốc tịch, các căn cứ để xác định quốc tịch, các trường hợp mất quốc tịch, thẩm quyền giải quyết vấn đề quốc tịch. Điều 1 Công ước Lahay 1930 về xung đột luật quốc tịch khẳng định: “Mỗi nước tự quy định cho mình, ai là công dân nước mình…”. Mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư trong phạm vi lãnh thổ và từ chức năng đối nội của Nhà nước áp dụng các nguyên tắc cụ thể về quốc tịch và quy định cụ thể các căn cứ để xác định quốc tịch của một người do sinh ra hoặc do xin nhập quốc tịch sao cho phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.
– Quốc tịch còn là căn cứ và điều kiện để Nhà nước thực hiện việc bảo hộ đối với công dân của mình ở nước ngoài. Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước mà công dân mang quốc tịch có tính ổn định, bền vững và không bị hạn chế về mặt không gian. Tính bền vững của mối quan hệ này phát sinh trên cơ sở quyền tài phán nhân thân (personal jurisdiction), có nghĩa là quốc gia có quyền tài phán đối với công dân của mình dù người đó đang ở trong hay ngoài lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, khi công dân của một Nhà nước định cư hoặc làm ăn sinh sống ở nước ngoài, họ vẫn có mối quan hệ với Nhà nước của mình thông qua mỗi quan hệ quốc tịch. Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ trợ giúp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân nước mình khi bị vi phạm. Bên cạnh đó, quốc tịch cũng là cơ sở để phân biệt ranh giới chủ quyền quốc gia đối với dân cư để từ đó xác định địa vị pháp lý khác nhau giữa công dân nước này với nước khác, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi công dân.