Thủ tục đăng ký tạm trú? Đăng ký tạm trú mất bao nhiêu tiền?

Đăng ký tạm trú là gì? Thủ tục đăng ký tạm trú? Chi phí đăng ký tạm trú?

Việc quản lý tạm trú là một trong các biện pháp quản lý hành chính nhằm nắm được việc cư trú của nhân dân, xác định những thông tin cơ bản nhất về nhân thân của công dân để làm tiền đề cho hoạch định chính sách xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã hội của Nhà nước. Để thực hiện việc quản lý này, thì công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ cung cấp các thông tin về thủ tục đăng ký tạm trú.

LVN Grouptư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Đăng ký tạm trú là gì?

Việc đăng ký tạm trú là hình thức đăng ký cư trú, việc thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thiết lập một chế độ quản lý tạm thời về cư trú đối với công dân. Mỗi công dân đều được quản lý tại nơi có hộ khẩu thường trú, tuy nhiên, khi người đó không có thời gian sinh sống tại nơi đã đăng ký thường trú, thì việc quản lý cư trú cũng phải có những thay đổi sao cho phù hợp. Thiết lập chế độ quản lý tạm thời bên cạnh quản lý hộ khẩu thường trú, có tác dụng nắm bắt tình hình dân cư từ đó đảm bảo quyền lợi của công dân nếu có phát sinh.

Người phải đăng ký tạm trú là người đến sinh sống tại nơi mà người đó không có hộ khẩu thường trú. Khi chuyển nơi cư trú để sinh sống, học tập, làm việc mà không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký tạm trú.

Việc đăng ký tạm trú là phương thức của đăng ký cư trú, trong đó cá nhân thông báo chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nơi cư trú, mà không phải là nơi đã đăng ký thường trú, về việc cư trú của mình để các cơ quan nhà nước nắm bắt được thông tin cư trú của cá nhân đó.

Việc đăng ký tạm trú làm phát sinh quyền và nghĩa vụ công dân tại nơi tạm trú về dân sự, hôn nhân và gia đình, xác định tòa án có thẩm quyền khi xảy ra tranh chấp về dân sự. Đăng ký tạm trú chính là nghĩa vụ của công dân, là cách để công dân đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại nơi cư trú. Công dân được quyền đăng ký khai sinh, kết hôn tại nơi tạm trú.

Hoạt động đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân, nhưng nghĩa vụ này có thể được người khác thực hiện thay, mà không bắt buộc phải trực tiếp thực hiện. Chủ thể khác ở đây có thể là chủ nhà trọ, quản lý ký túc xá thực hiện.

Hoạt động đăng ký tạm trú là căn cứ để thiết lập giữa Nhà nước với một cá nhân cụ thể, liên quan đến cư trú. Đăng ký cư trú giúp Nhà nước biết nơi cư trú của cá nhân để bảo vệ quyền tự do cư trú gắn với nơi cư trú cụ thể đó. Đăng ký cư trú là tiền để để Nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp đó cho công dân. Việc đăng ký tạm trú giúp quan hệ giữa Nhà nước và công dân liên quan đến cư trú không bị gián đoạn nên quyền tự do cư trú và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân cũng được bảo vệ liên tục mà không bị gián đoạn.

2. Thủ tục đăng ký tạm trú

Về thẩm quyền đăng ký cư trú, thì cơ quan trực tiếp quản lý cư trú là Bộ Công an, và theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 và Điều 28 Luật Cư trú năm 2020 thì cơ quan tiến hành đăng ký tạm trú là cơ quan đăng ký cư trú, tức Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Đơn vị hành chính cơ sở này là nơi gần nhất với dân cư, nắm bắt sâu sát và kịp thời nhất định những biến động của dân cư mỗi địa phương, do vậy, quy định về thẩm quyền đăng ký tạm trú này là hợp lý.

Để chuẩn bị cho cho thủ tục đăng ký tạm trú, thì tại Khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020 quy định các giấy tờ cần phải có để đăng ký tạm trú như sau:

“a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.”

Quy định này về hồ sơ đăng ký tạm trú đã có sự thay đổi đáng kể so với luật cũ. Theo quy định của Luật Cư trú cũ, thì khi đăng ký tạm trú, người đăng ký phải xuất trình: Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; đối với các trường hợp nhà do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Quy định trên đã cải tiến lớn giấy tờ. Các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp hiện được liệt kê tại Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ- CP.

Phương pháp tiến hành đăng ký tạm trú đó chính là đăng ký trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền (Công an xã, phường, thị trấn). Theo đó, thì người đăng ký tạm trú tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo liệt kê ở trên và nộp hồ sơ đã chuẩn bị đó đến Công an xã, phường, thị trấn nơi họ dự kiến tạm trú.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, Công an xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành kiểm tra, nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì Công an xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành đề nghị người nộp hồ sơ điều chỉnh, bổ sung và Công an xã, phường, thị trấn cũng phải hướng dẫn các cá nhân này sửa đổi, bổ sung giấy tờ, tài liệu. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Công an xã, phường, thị trấn cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. 

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của người đăng ký tạm trú, Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm định về điều kiện đăng ký tạm trú. Việc thẩm định về điều kiện đăng ký tạm trú này có ý nghĩa xem việc cư trú của người đó tại địa bàn địa phương có hợp pháp không, có gây ảnh hưởng gì đến trật tự an ninh không,… Đồng thời, Công an xã, phường thị trấn cũng phải tiến hành cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. (Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020). Hoạt động này được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày công an xã, phường, thị trấn nhận được hồ sơ hợp lệ của người đăng ký tạm trú. 

Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá 24 tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân đến Công an nơi cấp tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phi làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hoạt động gia hạn cũng được thực hiện như hoạt động cấp tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định.  (Khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020). 

Hiện nay, tại Điều 13, Thông tư số 55/2021/TT- BCA có hướng dẫn về trường hợp đặc biệt khi người đến cư trú không trực tiếp tiến hành hoạt động đăng ký cư trú đó chính là đối với các trường hợp: Học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động; trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội. Trong các trường hợp này, thì các cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp như quản lý ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; quản lý khu nhà ở người lao động, đại diện cớ ở tôn giáo, tín ngưỡng, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội sẽ tiến hành đăng ký tạm trú. Các cá nhân thực hiện đăng ký tạm trú sẽ tiến hành kê khai các thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú. (Khoản 2). Việc quy định này dựa trên thực tế các cá nhân này do những nơi sinh sống này có số lượng người lớn, việc quản lý theo từng đơn vị nơi ở sẽ thuận tiện hơn cho việc đăng ký cũng như quản lý cư trú. Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp người đến cư trú khó có điều kiện tự mình thực hiện đăng ký tạm trú, nên việc người quản lý đăng ký tạm trú cũng giúp đỡ họ rất nhiều.

3. Chi phí đăng ký tạm trú

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT/BTC quy định thì Lệ phí đăng ký cư trú chính là loại lệ phí thuộc quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Do vậy, lệ phí đăng ký cư trú sẽ căn cứ theo quyết định của từng tỉnh, thành phố nên mức lệ phí có thể có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố.

Ví dụ hiện nay lệ phí đăng ký tạm trú tại Hà Nội được xác định là khi đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ tạm trú là 15.000 đồng/lần ở các quận và các phường; 8.000 đồng/lần ở các khu vực khác. Hay lệ phí đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ là 13.000 đồng/lần ở các quận và các phường và 7.000 đồng ở các khu vực khác.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com