Thủ tục giải quyết việc dân sự về bắt giữ tàu bay, tàu biển

Quy định chung về bắt giữ tàu biển, tàu bay? Thủ tục giải quyết việc dân sự về bắt giữ tàu bay, tàu biển?

Trong thời buổi đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế thi trường nên việc giao thương kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là điều không thể tránh khỏi. Mà đa phần các quốc gia chọn hai phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay, tàu biển là rất phổ biến. Chính vì thế mà để mỗi quốc gia tự mình bảo vệ vùng trời và vùng biển thực chủ quyền của đất nước mình quản lý và tránh gây ra các xung đột pháp luật giũa các quốc gia có tàu biển, tàu bay đi qua và những những quốc gia chịu sự đi qua của tàu biển, tàu bay thì thường thực hiện việc ký hiệp ước quốc tế để thực hiện quyền của mình khi những tàu bay, tàu biển của quốc gia khác đi qua vùng lãnh thổ của quốc gia mình thì có thể giải quyết việc dân sự về bắt giữ đối với tàu bay, tàu biển này.

Thủ tục giải quyết việc dân sự về bắt giữ tàu bay, tàu biển này nhằm đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia. Theo đó, dựa trên quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì quy định về việc thủ tục giải quyết việc dân sự về bắt giữ tàu bay, tàu biển như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ giúp quy bạn đọc tìm hiểu về nội dung này như sau:

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

1. Quy định chung về bắt giữ tàu biển, tàu bay

Trên cơ sở quy định tại Khoản 16 Điều 114 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định chung về việc bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm cho mục đích giải quyết vụ án được xác định là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự mà Tòa án có thể áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. bên cạnh đó, theo như quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 131 Bộ luật này cũng có quy định Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay, tàu biển trong các trường hợp sau đây:

“1. Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay để bảo đảm giải quyết vụ án dân sự mà vụ án đó do chủ sở hữu tàu bay, chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm, người bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc người có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay khởi kiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam.

2. Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:

a) Tàu biển bị yêu cầu bắt giữ để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án;

b) Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

c) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

d) Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;

đ) Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó”.

Từ quy định nêu ở trên , có thể khẳng định một điều rằng việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định tại Bộ luật này tài sản bảo đảm, người bị thiệt hại do tàu bay, tàu biển đang bay hoặc đang di chuyển trong vùng biển của nước ta mà gây ra thiệt hại hoặc người có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay, tàu biển thực hiện yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án, và một số trường hợp khác nhằm đảm bảo quyền của các bên khi đang trong quá trình giải quyết trong vụ án dân sự đối với tàu bay, tàu biển hoặc bảo đảm thi hành án.

Bên cạnh đó thì để bảo đảm lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay hoặc để thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, theo như quy định tại Điều 420 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.

Chủ thể có quyền yêu cầu tòa án bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp là cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thẩm quyền bắt giữ tàu bay, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng không có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng không, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu bay theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển:

1.  Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:

a) Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc Tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác;

b) Gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc Giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong thời hạn chậm nhất là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó.

Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì Tài sản bảo đảm được tạm gửi giữ tại Tòa án; Tòa án chỉ nhận khoản tiền hoặc giấy tờ có giá và tiến hành niêm phong, bảo quản. Vào ngày làm việc tiếp theo, người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải gửi ngay tài sản đó vào ngân hàng dưới sự giám sát của Tòa án.

Từ quy định về thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay, tàu biển  thì theo như quy định của Luật Bộ luật hàng hải Việt Nam và Luật hàng không dân dụng Việt Nam đối với mỗi loại tàu bay và tàu biển thì sẽ thuộc thẩm quyền của  Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải còn đối với tàu bay bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng không có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay thì thuộc thẩm quyền bắt giữ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay. Bởi lẽ, rất nhiều người thắc mắc tại sau việc bắt giữ tàu bay, tàu biển lại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà không phải Tòa án nhân dân cấp huyên là vì, đối với những vụ việc có yếu tố nước ngoài thì pháp luật Tố tụng sẽ có quy định về thẩm quyền giải quyết thuộc cấp tỉnh.

2. Thủ tục giải quyết việc dân sự về bắt giữ tàu bay, tàu biển

Trên cơ sở quy định tại Điều 422 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.

Bước 1: Người có quyền yêu cầu bắt giữ, tàu bay, tàu biển phải có Đơn yêu cầu tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển phải các nội dung quy định tại c khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và được gửi đến tòa án nhân dân tỉnh nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay. Tòa án nhân dân tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển. Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì tòa án nhân dân tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó (Điều 421 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Bước 2: Tòa án phân công một thẩm phán để xem xét, giải quyết đơn yêu cầu bắt giữ. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đơn, thẩm phán sẽ xem xét các căn cứ pháp lí và chứng cứ, tài liệu cần thiết xem có thụ lí đơn yêu cầu bắt giữ tàu hay không.

Bước 3: Nếu đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì ngay khi người có yêu cầu bắt giữ tàu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện các nghĩa vụ về lệ phí và biện pháp đảm bảo tài chính theo quy định của pháp lệnh 2008, Thẩm phán được phân công sẽ ra quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

Quyết định này có thể bị khiếu nại, kiến nghị bởi những người có thẩm quyền

Bước 4: Giám đốc Cảng vụ ra thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án.

Như vậy, sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có những  quy định về thẩm quyền của tòa án giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển, để bảo đảm giải quyết vụ án dân sự hoặc bảo đảm thi hành án. Bên cạnh đó, thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay. Các Pháp lệnh này cụ thể hóa quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và Luật hàng không dân dụng Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com