Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

Bản án, quyết định của Tòa án là gì? Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài?

Về việc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thể hiểu đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét  về việc không công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà nhà nước ta là thành viên và không công nhận tính hiệu lực đối với những bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó. Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng có quy định về thủ tục không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài này nhằm đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia. Vậy, thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật LVN Group sẽ có sự phân tích rõ ràng hơn trong bài viết dưới đây:

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

1. Bản án, quyết định của Tòa án là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì cần phải hiểu rõ hơn về các khái niệm như: bản án là gì? Quyết định là gì? Từ đó, theo như quy định của pháp luật Tố tụng hiện hành thì Bản án được xác định là một loại văn bản đặc trưng riêng có và quan trọng nhất của Tòa án. Thẩm quyền ban hành bản án theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng thuộc về Tòa án. Chính vì vậy, mà khái niệm về bản án được định nghĩa dưới góc độ pháp lý như sau: “Bản án là Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.”

Từ khái niệm về bản án được nêu ở trên thì một lần nữa có thể khẳng định rằng bản án là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và cuối cùng trong một vụ án được đưa ra xét xử. Theo đó, Bản án sẽ tổng hợp tất cả các quá trình, diễn biến và những nội dung của vụ án sau đó đưa ra phán quyết cuối cùng và bắt buộc các bên tham gia vào quá trình xét xử theo quy định của pháp luật Tố tụng phải thực hiện theo. Tuy nhiên không phải Tòa án cứ ra phán quyết bằng bản án thì các bên có liên quan đến bản án phải tuân theo cho nên đối với trường hợp không thực hiện sẽ có cơ quan thi hành án cưỡng chế thực hiện.

bên cạnh những quy định về bản án thì pháp luật tố tụng hiện hành cũng có quy định để làm rõ hơn về khái niệm của Quyết định được xác định là một trong các văn bản được nhà nước quy định chặt chẽ về thẩm quyền ban hành cũng như trình tự, hình thức của văn bản này. Quyết định dưới góc độ pháp lý nước ta hiện hành chính là một loại văn bản có tính chất đặc biệt vừa là văn bản quy phạm pháp luật vừa là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

Trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nào thì chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nước đó. Bên cạnh đó, trong quá trình đưa ra bản án, quyết định của Tòa án của một nước thì sẽ không có hiệu lực trên lãnh thổ nước khác thì bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhưng ở lãnh thổ quốc gia khác thì bên có nghĩa vụ như đã nói, lại có tài sản hoặc có đủ điều kiện để thực hiện những nghĩa vụ từ bản án, quyết định dân sự đó.

Như vậy, để giải quyết vấn đề này nên đa phần các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ký kết các hiệp ước về việc công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, bởi vì, việc làm này là động thái cần thiết của cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp triệt để cho bên có quyền. Bên cạnh việc công nhân bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng có quy định về thủ tục không công nhân bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài. Để phân tích cụ thể về nội dung thủ tục không công nhân bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì Luật LVN Group sẽ phân tích nội dung này trong mục 2 dưới đây, cụ thể:

2. Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

Trên cơ sở quy định tại Điều 447 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định về thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam là sau tháng kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Trong trường hợp người có quyền yêu càu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể yêu cầu đúng trong thời hạn trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn. Do đó, theo như quy định về thời hiệu không công nhân bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài như đã nêu thì thủ tục yêu cầu không công nhân bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được thực hiện theo các bước như được nêu dưới đây:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 447 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Theo quy định tại Điều 448 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì khi muốn yêu cầu tòa án Việt nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầụ thi hành tại Việt Nam thì người có quyền làm đơn phải làm đợn yêu cầu gửi đến Bộ tư pháp và đơn yêu cầu phải có các nội dung sau:

– Họ, tên, địa chỉ, nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người làm đơn; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ của trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;

– Yêu cầu của người làm đơn. Kèm theo đơn yêu càu phải có bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định dân sự và các tài liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh yêu cầu không công nhận của mình là có căn cứ và hợp pháp;

– Đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu quy định tại Điều 446 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 

– Gửi kèm theo đơn yêu cầu là giấy tờ, tài liệu quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp và giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu không công nhận.

– Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Nơi nộp Đơn yêu cầu: Bộ Tư pháp Việt Nam

Thẩm quyền giải quyết: Tòa án

Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ

Việc thụ lí đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện giống như việc thụ lí đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Cụ thể, sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp sẽ kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ đó, lập hồ sơ và gửi đến tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền. Khi nhận được hồ sơ, tòa án sẽ tiến hành kiểm tra để xem xét vào sổ thụ lí.

Bước 3: Tòa án xét đơn yêu cầu

Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài cũng tuần tự tiến hành qua các thủ tục sau:

– Chuẩn bị xét đơn yêu cầu;

– Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 4: Mở phiên họp xét đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 449 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu, phiên họp xét đơn yêu cầu cũng được thực hiện như ở thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.

Bước 5: Ra quyết định

Cũng trên cơ sở quy định tại Khoản 2 , khoản 3 Điều 449 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Khi xét đơn yêu cầu, hội đồng xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có quyền ra một trong các quyết định sau đây:

– Không công nhận bản án, quyết định dân Sự của tòa án nước ngoài;

– Bác đơn yêu cầu không công nhận.

Sau khi ra quyết định, việc gửi quyết định của tòa án được thực hiện theo quy định tại Điều 441 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam không được công nhận trong các trường hợp quy định tại Điều 439 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Như vậy, để việc yêu cầu không công nhân bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được thực hiện trong thời hiệu là sáu tháng thì người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu đến Bộ tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên. Theo đó, đối với đơn yêu cầu cần phải có đầy đủ các nội dung được quy định tại bước một và có đầy đủ các giấy tờ kèm theo như đã được nêu ra ở trên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com