Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thế nào?

Quy định thực hiện hợp đồng? Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện nào?

Trong cuộc sống hàng ngày thì như cầu về xác lập các giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự là nhu cầu thiết thực trong quá trình kinh doanh và phát triển để đạt được những mục địch của mình. Nhưng không phải giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự sau khi xác lập thì các bên có quyền và nghĩa vụ sẽ thực hiên quyền và nghĩa vụ của mình đối với giao dịch và hợp đồng đó đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành được. Bởi vì một lý do trong những lý do khách quan, thay đối về thời điểm, hoàn cảnh, nội dung bên trong hợp đồng, các biện pháp áp dụng liên quan,…thì việc thực hiện giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự sẽ bị ngừng lại không thể thực hiện được. Trong tình hình diễn biến dịch bệnh Covid 19 diễn ra rất phức tạp cũng là một trong những lý do dẫn đến việc các giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự không thực hiện được.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

1. Quy định thực hiện hợp đồng:

Hợp đường được giao kết theo quy định của bộ luật dân sự hay còn được gọi là hợp đồng dân sự. Bởi vì, hợp đồng này được xác định là một loại giao dịch dân sự phát sinh trong các mối quan hệ dân sự và nó còn chứa đựng các điều khoản làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia vào trong hợp đồng dân sự đã được ký kết trước đó. Để có một hợp đồng giao dịch dân sự hoàn chỉnh thì theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành trong hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có từ hai bên trở lên với quy định này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hợp đồng dân sự được quy định rất khác so với hành vi pháp lý đơn phương.

Bên cạnh việc định nghĩa để người đọc hiểu hơn về hợp đồng dân sự thì trong mục này tác giả cũng giúp bạn đọc hiểu thêm về Bộ luật Dân sự quy định về nội dung của hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu nào. Theo đó thì nội dung của hợp đồng dân sự thì không thể không nhắc đến việc xác lập quyền và nghĩa vụ các bên. Bên cạnh đó con nêu ra trách nhiệm của các bên khi không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng; xác lập rõ về thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng;…

2. Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

Tên có sở quy định về họp đồng dân sự nêu ở mục một thì có thể nhận biết được trong quá trình thực hiện hợp đồng sau khi giao kết hợp đồng, các vấn đề, các yếu tố cả về tự nhiên hoặc do con người tạo ra đều có thể thay đổi vì lý do nào đó, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng trở nên dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn. Từ đó mà tại mục 2 này, tác giả sẽ gửi tới bạn đọc các quy định của pháp luật dân sự về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, cụ thể là theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, sự thay đổi được gọi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi đáp ứng được các điều kiện như thay đổi do nguyên nhân khách qua, các bên không thể biết trước được sẽ có thay đổi sau khi ký hợp đồng, nếu không sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, quyền lợi của một bên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nguyên nhân cuối cùng dược xác định là đã dùng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục nhưng không thể giảm thiểu thiệt hại. Theo đó các nguyên nhân này được quy định cụ thể theo khoản 1 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015:

“Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”

Trên sơ sở quy định của pháp luật được nêu ở trên về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, có thể thấy một điều rất rễ hiểu được nêu ra ngày đầu tiên đó là nếu hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản khiến cho một bên có thể bị thiệt hại nghiêm trọng nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì theo yêu cầu của bên đó, hợp đồng có thể chấm dứt hoặc sửa đổi nhằm bảo đảm sự cân bằng về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Như vậy, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau:

– Thứ nhất, sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. Do đó, pháp luật dân sự này đã xác định một điều rất cần thiết và chính xác dó là sự thay đổi hoàn cảnh phải là yếu tố khách quan và khẳng định rằng yếu tố này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng. Không những thế, nhắc đến về thời điểm của sự thay đổi của hoàn cảnh là sau khi các bên đã giao kết hợp đồng, vì nếu diễn ra trước hoặc tại thời điểm giao kết thì bắt buộc các bên phải nhận thức để thỏa thuận nội dung của hợp đồng hoặc không xác lập hợp đồng để bảo đảm lợi ích của nhau.

– Thứ hai, sự thay đổi hoàn cảnh là một sự kiện bất ngờ mà không ai có thể lường trước được chính vì thế mà tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về điều này. Có thể thấy một điều về quy định này đó là quy định này rất quan trọng, ghi nhận sự khách quan của hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Nghĩa là, sự thay đổi của hoàn cảnh nằm ngoài ý chí của các bên chủ thể trong hợp đồng. Bởi nếu các bên có thể nhận thức được sự thay đổi về hoàn cảnh từ trước và thậm chí là tại thời điểm giao kết hợp đồng mà các bên vẫn thỏa thuận giao kết những nội dung như lúc không có sự thay đổi về hoàn cảnh thì các bên không được hưởng những quyền lợi chính đáng như chấm dứt hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng.

– Thứ ba, hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác. Mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh có thể khiến cho hợp đồng không thể giao kết hoặc giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác nhau. Điều kiện này nhằm hướng tới xác định mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng đối với các bên trong hợp đồng.

– Thứ tư, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Dựa trên mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng, nếu như các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung họp đồng thì có thể sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.

– Thứ năm, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Nếu như bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng thì bản thân họ cũng có nghĩa vụ ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh đến lợi ích của mình.

Từ những khẳng định ở trên có thể thấy việc quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và loại bỏ, giảm thiểu sự bất công cho bên bị thiệt hại không vì lỗi của mình. Do đó, mà các bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận và quyết định cách xử lý tốt nhất khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại nhằm thay đổi các nội dung của hợp đồng đã được ký kết trước đó. Tuy nhiên, quyền này phải được thực hiện trong một thời hạn hợp lý kể từ khi sự thay đổi của hoàn cảnh diễn ra trên thực tế. Nếu hết thời hạn được coi là hợp lý đó mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng không yêu cầu bên kia đàm phán lại thì coi như họ đã không có nhu cầu đàm phán để thay đổi nội dung của hợp đồng và phải chấp nhận thiệt hại xảy ra nếu có.

Như vậy, khi có đủ năm điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định về việc chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định, hoặc có thể thực hiện việc sửa đổi hợp đồng của các bên thì thực hiện việc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. Về nguyên tắc, khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, cho nên trong quá trình đàm phán sửa đổi chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trương hợp có thỏa thuận khác.

3. Hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện:

– Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng:

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

– Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

– Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

– Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời gian hợp lý.

Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

– Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

– Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đòng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng. Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Việc Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng khi thay đổi hoàn cảnh cơ bản là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Vì việc cho phép Tòa án điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi không vi phạm nguyên tắc tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thể quan hệ hợp đồng mà đó là sự cụ thể hóa nguyên tắc về tính có giới hạn của việc thực hiện quyền dân sự quy định tại Điều 10 Bộ luật Dân sự 2015. Theo yêu cầu của nguyên tắc này thì để đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng, sự ổn định của các quan hệ dân sự, thương mại có liên quan cần cho phép Tòa án có thể điều chỉnh hợp đồng theo các điêu kiện chặt chẽ được quy định trong Bộ luật dân sự. Bên cạnh đó, việc cho phép Tòa án điều chỉnh hợp đồng sẽ thúc đẩy các hợp đồng được thực hiện trong thực tiễn đẩy mạnh giao lưu dân sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com