Di chúc là gì? Trường hợp di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở, tại nhà? Thủ tục lập di chúc?
Trong xã hội hiện nay, việc cá nhân thực hiện việc định đoạt tài sản của mình trước khi chết là rất nhiều và rất phổ biến. Bởi lẽ việc định đoạt này giúp giảm thiểu được rất nhiều các vụ án tranh chấp thừa kế do phần đất mà ông bà tổ tiên để lại nhưng lại không nói rõ là để lại cho ai. Sau đó, các cá nhân thấy giá trị về phần đất này mà sinh lòng tham và kiện đòi chia tài sản. Bở lẽ đó, mà việc lập di chúc để định đoạt về phần tài sản của mình là rất cần thiết và rất thiết thực. Pháp luật Dân sự hiện hành cũng có những quy định về việc lập di chúc của cá nhân khi muốn phân chia tài sản của mình. Việc lập di chúc phải được lập ở văn phòng công chứng và bản di chúc để xem là hợp pháp thì phải công chứng chứng thực.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người người bị bệnh nặng không thể di chuyển mà có nhu cầu lập di chúc thì pháp luật cũng có quy định về việc lập di chúc tại chỗ. Vậy pháp luật quy định những trường hợp di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở, tại nhà? Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này. Trong bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ giúp quy bạn đọc hiểu hơn về trường hợp di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở, tại nhà như sau:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân sự 2015
1. Di chúc là gì?
Trên cơ sở quy định khái niệm về di chúc tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.
Không những thế mà pháp luật dân sự còn có quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản mình, và việc người lập di chúc được xác định là người đã thành niên, có tài sản để lại, minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc. Bên cạnh đó thì còn có quy định về việc lập di chúc đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
Do đó, pháp luật có quy định về độ tuổi lập di chúc là từ đủ 15 tuổi trở lên nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản – khi họ có đủ khả năng và điều kiện để tạo lập nên tài sản của chính mình. Mặt khác, khi một người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định. Song song với quy định được nêu ở trên thì theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc hợp pháp sau khi được xác định có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì được đưa ra làm căn cứ phân chia tài sản sau khi một người chết đi được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà họ lập ra trước khi chết.
2. Trường hợp di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở, tại nhà
Trên cơ sở quy định của Luật công chứng năm 2014 có quy định về địa điểm công chứng thì việc công chứng phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng. Ngoài ra pháp luật công chứng này cũng có quy định về việc có một số trường hợp việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở cụ thể, theo như quy định tại Điều 44 Luật công chứng năm 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Từ các quy định trên ta thấy rằng, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên có một số trường hợp việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở (người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác) .
Cũng căn cứ dựa trên quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 này thì di chúc không cần phải đến trụ sợ công chúng mà vẫn được công chứng viên thực hiện việc công chứng ở nhà nếu cá nhân lập di chúc đáp ứng được các điều kiện về trường hợp được công chứng tại chô như đã được nêu ra ở trên. Vậy pháp luật quy định về việc di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở căn cứ tại Điều 639 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 639. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này”.
Dẫn chiếu, đến điều 636 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thủ tục lập di chúc như sau:
Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Như vậy, khi cá nhân lập di chúc muốn công chứng di chúc nhưng do sức khỏe yếu không thể đi lại được người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng, thì cá nhân này có thể nhờ người khác thay thế mình liên hệ với văn phòng công chứng, phòng công chứng để đến nơi ở của cá nhân lập di chúc và thực hiện việc công chứng di chúc theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, có thể khẳng định một điều rằng, pháp luật dân sự đã dự liệu được các trường hợp có thể sảy ra đối với việc lập di chúc của cá nhân, để việc lập di chúc có thể diễn ra theo đúng với quy định hiện hành về việc lập di chúc của cá nhân.
3. Thủ tục lập di chúc
Theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc công chứng viên thực hiện việc lập di chúc tại chỗ thì công chứng viên cần soạn thảo hồ sơ lập di chúc theo như quy định của pháp luật hiện hành bao gồm: phiếu yêu cầu công chứng đã được điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng trong phiếu; Bản sao giấy tờ cá nhân theo như quy định của pháp luật hiện hành như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước , hộ chiếu người lập di chúc; Bản di chúc dự thảo (nếu có) và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản nêu trong di chúc như: sổ đỏ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhà đất,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ lập di chúc thì chông chứng viên tiến hành việc lập di chúc theo thủ tục lập di chúc tại nhà được thực hiện theo như quy định của pháp luật hiện hành được thực hiện như sau:
Bước 1: Soạn thảo di chúc tại nhà;
Bước 2: Tuyên bố nội dung của di chúc
+ Người lập di chúc sẽ tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên; và trước người làm chứng ( nếu có )
+ Công chứng viên ghi chép lại lời tuyên bố của người lập di chúc thành văn bản
+ Người yêu cầu công chứng đọc lại văn bản do công chứng viên đã ghi chép
– Trường hợp đã có bản dự thảo di chúc; thì người cầu lập di chúc đưa cho công chứng viên để soạn thảo thành văn bản theo đúng quy định. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung soạn thảo trong di chúc; thì sẽ ký vào từng trang trong bản hợp đồng công chứng di chúc. Nếu không đồng ý với nội dung đã soạn thảo; thì người yêu cầu lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên sửa lại nội dung theo mong muốn
– Trường hợp người lập di chúc không đọc được; hoặc không nghe được; hoặc không ký hay điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng ký thay trước sự chứng kiến của công chứng viên và người yêu cầu lập di chúc
Bước 3: Sau khi ký thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng kết thúc thì người yêu cầu lập di chúc có thể giữ bản di chúc đó hoặc nhờ văn phòng công chứng lưu giữ bản di chúc.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc pháp luật hiện hành nước ta đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề lập di chúc để định đoạt tài sản của các nhân trước khi chết. Không những thế mà đối với những trường hợp cá nhân lập di chúc không thể tự mình thực hiện việc lập di chúc tại trụ sở công chứng thì cũng được pháp luật quy định là có thể thực hiện trình tự thủ tục công chứng tại nhà bởi công chứng viên đã được cá nhân lập di chúc yêu cầu hoặc được yêu cầu qua người ủy quyền.