Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban cạnh tranh quốc gia

Quy định về thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia? Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban cạnh tranh quốc gia?

Cạnh tranh là đặc tính riêng quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện nay. Trên thực tế thì mỗi quốc gia có thể có cách thức tổ chức cơ quan cơ quan quản lí cạnh tranh với vị trí khác nhau nhưng đều phải đảm bảo được sự độc lập trong hoạt động của cơ quan này. Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lí nhà nước về cạnh tranh và có những ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban cạnh tranh quốc gia trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Quy định về thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia:

Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được quy định cụ thể như sau:

– Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật cạnh tranh năm 2018.

– Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa theo quy định của pháp luật là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

– Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

– Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là năm năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Theo Điều 49 Luật cạnh tranh năm 2018, thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn sau:

– Thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực;

– Thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính;

– Thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính.

Như vậy, trên đây là những quy định cụ thể về thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Các thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ phải tuân thủ các quy định được nêu trên để đảm bảo hoạt động của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia diễn ra chính xác và các chủ thể để trở thành thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của pháp luật Việt Nam.

2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban cạnh tranh quốc gia:

2.1. Khái quát chung về Ủy ban cạnh tranh quốc gia:

Theo Luật cạnh tranh năm 2018 thì ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh cũng như tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ máy giúp việc của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định pháp luật sẽ là cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác do pháp luật quy định cụ thể.

Số lượng thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là mười năm người, bao gồm Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương với nhiệm kì là năm năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Tên gọi Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia đã thể hiện được tầm vóc và vị trí của cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh trong hệ thống các cơ quan nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập với các bộ, do Chính phủ thành lập, thay Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh. Tên gọi Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia được sử dụng còn thể hiện được chức năng, nhiệm vụ là cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh thông qua việc xem xét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được quy định cụ thể như sau:

– Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.

– Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

+ Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;

+ Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định.

– Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào rào cản gia nhập, mở rộng thị trường.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào sự hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào yếu tố giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào yếu tố tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào yếu tố gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

Ta nhận thấy rằng, việc quy định như trên là chưa được chặt chẽ. Đối với quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cần được quy định như sau: Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh; có nhiệm vụ, quyền hạn là phát hiện, thụ lý, giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh; giải quyết khiếu nại về vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Pháp Luật Cạnh tranh năm 2018 sau khi được pháp hành thì các văn bản dưới luật được ban hành sẽ cần hướng dẫn thi hành theo hướng quy định cụ thể các nhiệm vụ cho từng ban chức năng trên cơ sở thành lập các ban chuyên trách, cụ thể:

– Ban thực thi các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ có nhiệm vụ phát hiện, thụ lý, xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm: hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền; hành vi tập trung kinh tế. Thụ lý hồ sơ khiếu nại về hành vi hạn chế cạnh tranh để đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia giải quyết. Phối hợp với các cơ quan khác trong quá trình điều tra, xử lý về các hành vị vi phạm pháp luật cạnh tranh.

– Ban thực thi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ có nhiệm vụ phát hiện, thụ lý, xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thụ lý hồ sơ khiếu nại về vụ việc cạnh tranh không lành mạnh để đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia giải quyết. Phối hợp với các cơ quan khác trong quá trình điều tra, xử lý về các hành vị vi phạm pháp luật cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật.

Việc đưa ra đề xuất này xuất phát từ những yêu cầu thực tế. Đối với việc đề xuất một cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh thay cho hai cơ quan như trước đây sẽ góp phần tinh giản bộ máy quản lý, quan trọng hơn là tạo ra tính chuyên trách về nhiệm vụ trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, khắc phục những bất cập trong quá trình phân quyền giải quyết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com