Xử lý trường hợp vay tín chấp quá hạn

Xử lý trường hợp vay tín chấp quá hạn. Không đủ tiền trả nợ ngân hàng theo đúng hạn có vi phạm pháp luật, có được vay lại không?

Xử lý trường hợp vay tín chấp quá hạn. Không đủ tiền trả nợ ngân hàng theo đúng hạn có vi phạm pháp luật, có được vay lại không?


Tóm tắt câu hỏi:

Dạ xin chào LVN Group. Tôi có trường hợp như thế này muốn nhờ LVN Group tư vấn:

Anh A là cán bộ cảnh sát tại phòng Truy Nã Tội Phạm. Anh A có vay tín chấp với số tiền là 100.000.000 đồng tai Ngân hàng Sacombank. Trong nhiều tháng liên tục anh A để trễ hạn làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của Ngân hàng. Một hôm, Cán bộ tín dụng nói là anh ta mượn số tiền của người khác đóng vào rồi tất toán vay lại. Đến khi anh A này vay nóng bên ngoài với số tiền là 70.000.000 đồng để thanh số tiền dư nợ hiện tại và để tất toán vay lại. Khi vay lại thì cán bộ tín dụng có trình hồ sơ về giám đốc Ngân hàng nhưng không thuận duyệt cấp lại số tiền cho anh A nay. Tôi muốn hỏi:

Việc anh A vay tiền có coi lừa đảo bên vay nóng kia không và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng như thế nào trong trường hợp này.

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp.

Điều 373 – Bộ Luật dân sự 2005quy định:

“Vay tín chấp được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.

Theo đó, hợp đồng vay tín chấp giữa anh A và Ngân hàng Sacombank tuân thủ theo quy định trên. Về thời hạn vay, thông thường do Ngân hàng ấn định tùy với từng số lượng tiền vay nhất định, tuy nhiên, một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp.

Trong trường hợp mà bạn nói ở trên, do không đủ tiền trả nợ ngân hàng theo đúng hạn nên anh A đã vay nóng bên ngoài với số tiền là 70.000.000 đồng để thanh số tiền dư nợ hiện tại và để tất toán vay lại.

Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2005:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Do đó, hợp đồng vay của anh A với người thứ 3 hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của anh A và người đó về thời hạn cũng như số lượng tiền vay. Vì vậy, với những thông tin bạn cung cấp, chúng ta chưa đủ căn cứ để khẳng định anh A có lừa đảo bên vay nóng kia hay không.

Xu-ly-truong-hop-vay-tin-chap-qua-han3.jpgXu-ly-truong-hop-vay-tin-chap-qua-han3.jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Ngoài ra, nhân viên, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên tín dụng cũng có trách nhiệm thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký kết các hợp đồng tín dụng và thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có văn bản của giám đốc hoặc người được ủy quyền.

Trong trường hợp trên, nếu có dấu hiệu nghi ngờ anh A không trung thực trong quá trình vay nợ hoặc có đầy đủ chứng cứ chứng minh anh A lừa đảo bên vay nóng thì cán bộ tín dụng hoàn toàn có quyền báo cáo thông tin của khách hàng với giám đốc để giám đốc ra quyết định cho khách hàng vay hay từ chối cho vay. Đồng thời, nếu anh A không có khả năng trả nợ, ngân hàng có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa án kiện đòi tài sản hoặc làm đơn tố cáo lên cơ quan công nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.

Như vậy, việc cán bộ tín dụng thông báo là anh A mượn số tiền của người khác đóng vào rồi tất toán vay lại là trách nhiệm của cán bộ đó, họ sẽ không bị ảnh hưởng gì trong trường hợp này.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com