Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) hay nhất

Giới
thiệu về tác giả Nguyễn Trãi? Đôi nét về bài thơ Cảnh ngày hè? Bố cục bài thơ? Dàn
bài chi tiết phân tích bài thơ? Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè –
Nguyễn Trãi?

Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi vẽ lên một bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rõ, đồng thời, cho thấy một tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân và yêu đất nước của nhà thơ. 

1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), có tên hiệu là Ức Trai. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh,Hải Dương). Thân sinh của ông là ông Nguyễn Ứng Longđỗ Tiến sĩvào thời Trần. Thân mẫu là bà Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam; Đồng thời, cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược. Nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.

Năm 1980, ôngđược UNESCO công nhậnlà Danh nhân văn hóa thế giới.

Mộtsố tác phẩm tiêu biểu:

– Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới thời Lê,…

– Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập,…

2. Đôi nét về bài thơ Cảnh ngày hè: 

“Quốc âm thi tập” gồm 254 bài, chia thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật).

Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập”).

3. Bố cục bài thơ:

thể chia thành 2 phần:

Phần 1: Sáu câu thơ đầu. Bức tranh cảnh ngày hè nơi làng quê.

Phần 2: Hai câu còn lại. Tấm lòng cũng như mong ước được gửi gắm của nhà thơ.

4. Dànbài chi tiết phân tích bài Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi:

4.1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn có tài năng kiệt xuất, Trong kho tàng văn học Việt Nam. Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp to lớn và tác phẩm Cảnh ngày hè là một trong số đó.

– Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi. 

4.2. Thân bài: 

Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

– Cây hòe có sức sống mãnh liệt 

– Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh rực rỡ ngày hè

Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió

=> Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sốngmãnh liệt

Nghệ thuật:

– Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi… giúp tô đậm thêm cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp, vui tươi. 

– Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa giúp thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật vào mùa hè.

– Cảm nhận qua các giác quan: thị giác và thính giác.

– Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu. 

– Tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian

– Hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.

– Hương sen thoảng theo gió

=> Tâm hồn nhà thơ được hòa vào thiên nhiên, tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:

– Với phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi đã quy về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường, thiên hạ.Nhưng ông vẫn luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống ấm lo, thái bình.

– Ca ngợi các đời vua ngự trị mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. 

4.3. Kết bài:

Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả

Ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù đã xin cáo quan về ở ẩn nhưng ông vẫn luôn một lòng lo cho cuộc sống của nhân dân, lo cho sự nghiệp chung của cả đất nước.

5. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi:

Nhàthơ Nguyễn Trãi là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử trung đại Việt Nam. Ông là nhà quân sự, nhà văn hóa lớn củadân tộc với tấm lòng yêu nước thương dân trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta không thể không nhắc đến tập thơ được xem là tác phẩm mở đầu cho văn học chữ Nôm – “Quốc âm thi tập”. “Cảnh ngày hè” là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ ấy. Bài thơ là nỗi niềm và xúc cảm cuả nhà thơ trước bức tranh ngày hè rực rỡ.

“Cảnh ngày hè” là bài thơ thứ 43/61 bài trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” thuộc tập thơ “Quốc âm thi tập”. Bài thơ tả cảnh ngày hè, cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời yêu, nhân dân, yêu đất nước.

Sáu câu thơ đầu tiên là khắc họa rõ nét cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh cảnh ngày hè. Mở đầu bài thơ là câu thơ sáu chữ với nhịp 1/2/3 chậm rãi.

“Rồi hóng mát, thuở ngày trường”

Câu thơ không có chủ ngữ, chữ “rồi” được đảo lên đầu câu, là điểm nhấn đặt trong câu, gợi trạng thái nhàn nhã, không vướng bận. “Ngày trường” có nghĩa là ngày hè dài. Câu thơ mở ra tâm thế nhàn hạ, ung dung của nhàthơ trướcbức tranh thiên nhiên ngày hè trước mắt,đó cũng là tư thế ung dung, nhàn hạ của nhữngtâm hồn thi sĩ trong văn học trung đại.

Tiếpđó, bức tranh ngày hè hiện lên rực rỡ trước ngòi bút nhà thơ:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Bức tranh ngày hè hiện lên qua hình ảnh ba loại cây đặc trưng của mùa hè. Mỗi loài cây đều được miêu tả bằng những tính từ chỉ màu sắc và những động từ mạnh.

“Cây hòe” màu xanh lục như cuộn lên từng khối biếc, từng chùm cứ như sinh sôi ngay trước mắt. “Hoa lựu” rừng rực sắc đỏ đồng loạt phun trào. Động từ “phun” diễn tả sức sống như bật ra mãnh liệt. Màu đỏ của hoa lựu như một nét rực rỡ trên nền xanh của lá. Điểmnhìn của nhà thơ di chuyển xuống thấp dần, bắt gặp hình ảnh sen hồng “ngát mùi hương”. “Tiễn” là ngát, là nức. Hương thơm tỏa ra khắp không gian, sức sống chất chứa từ bên trong đang phun trào. Thiên nhiên ở đây không tĩnh mà động, tưởng như sức sống bên trong đang trào ra. Một bức tranh thiên nhiên hiện ra rực rõ màu sắc: màu xanh của hòe, màu đỏ của lựu, màu hồng của sen đã được thôi thúc từ bên trong không kìm lại được mà tuôn trào hết lớp này đến lớp khác. Tất cả như hô ứng, đua nhau khoe sắc tỏa hương hợp thành vẻ toàn thực của mùa hè.

Bứctranh thiên nhiên càng thu hút hơn bởi sự xuất hiện của những âm thanh:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Bức tranh ngày hè rực rỡ sắc màu giờ đây còn rộn rã hơn nhờ những âm thanh lao xao của chợ cá làng chài vọng đến. Bức tranh gợi lại sự đông đúc, nhộn nhịp với cuộc sống ấm no của con người: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”. Nó có thể là một phiên chợ có thật nhưng rất có thể đó là những âm thanh vọng lên trong tâm tưởng nhà thơ khi nhớ về cuộc sống. Đó là một nét âm thanh của làng dân dã, thân thuộc. Cái “lao xao” gọi sự ồn ào, náo nhiệt, vẻ sầm uất của cuộc sống xung quanh, là những xôn xao vang lên giữa nhịp sống hài hòa trường cửu của vũ trụ,…

Vẫn bằng một cái nghiêng tai rất sầu lắng, nhà thơ bắt được một âm thanh quen thuộc của tiếng ve trong buổi chiều tà: “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. Nắng tắt, chiều tàn, màn đêm đang buông xuống, cho dù là chốn lầu tịch dương thì cũng khó lòng tránh khỏi cảm giác quạnh hiu, cô độc, nhưng dường như khung cảnh ảm đạm của triều tà hoàn toàn xua tan khi nhạc ve dắng dỏi, là âm thanh mạnh mẽ, dứt khoát, trầm bổng ngân vang. Phải có một tâm hồn nhạy cảm, rộng mở và háo hức về cuộc sống, Nguyễn Trãi mới có thể nghe được âm thanh như thế. Thời gian và cảnh vật đang ở cuối ngày nhưng sự sống dường như vẫn không dừng lại. Qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả, thêm một lần ta hiểu hơn nỗi niềm tha thiết hướng về cuộc sống của nhà thơ, hiểu hơn về tâm hồn luôn hướng về cuộc đời của Nguyễn Trãi.

Và trong khoảnh khắc đẹp đẽ ấy, tiếng Ngu cầm trong tưởng tượng được cất lên:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Tácgiả đã khéo léo khi sử dụngđiển tích “Ngu cầm” để nhắc về câu chuyện về cây đàn của vua Ngu Thuấn ca ngợi nền thái bình Thịnh trị với niềm vui sống tự hào. Hai từ “dễ có”, lànỗi mong ước của tác giả mong có được cây đàn vua Nghiêu, vua Thuấn. Đó là ước mong được hòa mình, được san sẻ niềm vui sống trong cảnh thái bình cùng với nhân dân nước Việt, cao hơn là niềm mong mỏi về một cuộc sống an lạc cho người dân khắp mọi phương trời được duy trì vĩnh viễn. Cólẽ, vì thế khi nghe kỹ tình thơ, ý thơ, ta nhận ra trong hai chữ “dễ có” ẩnchứa một chút ưu tư, luyến tiếc và cả một chút ngậm ngùicủa tác giả. Những cảm xúc đã trở thành nét bất biến trong vẻ đẹp nhân cách lớn lao của Nguyễn Trãi được hậu thế muôn đời tôn quý, chothấy mong ước lớn lao của nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là cảnh quốc thái dân an. Ước vọng ấy đã giúp nâng tầm Nguyễn Trãi ngang tầm với  tư tưởng của một bậc minh quân. 

Cả bài thơ có tám câu, đến tận câu cuối danhtừ “dân” mới xuất hiện nhưng thực sự nó là cái nền chính, linh hồn bài thơ, thực sự là chìa khóa giải mã cho cái bất thường, cho cái dằng dặc của ngày hètrong từng ý thơ của ông.

Cả bài thơ tạo thành một liên tưởng thơ độc đáo với kết cấu đầu cuối tương ứng, có sự sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn tạo sự phá cách trong nhịp điệu, ngôn từ biểu cảm giàu sức gợi tài tình. Tất cả tạo nên một nhân cách nhà thơ ưu ái với dân, với nước. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với dân, với nước. Bài thơ đẹp như một bức tranh thi trung hữu họa giúp ta hiểu hơn về tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Trãi, bồi đắp thêm cho chúng ta niềm yêu nước, thương dân trong mỗi trái tim của người dân tộc Việt Nam bao thế hệ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com