Tác giả bài thơ Quê hương? Tác phẩm Quê hương? Dàn bài cảm nhận về bài thơ Quê hương? Cảm nhận về bài thơ Quê hương? Ý nghĩa của bài thơ Quê Hương?
” Quê hương là gì hở mẹ mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ ai đi xa cũng nhớ nhiều.”
Có lẽ quê hương luôn là đề tài khơi gợi nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, các thi ca thả hồn để sáng tác. Bởi, ai trong chúng ta mà không có quê hương, ai trong chúng ta mà không có nơi để trở về. Và nhà thơ Tế Hanh cũng vậy, với một lòng yêu quê tha thiết ông đã sáng tác nên bài thơ “Quê hương” đã để lại trong lòng mỗi độc giả những tiếng du dương, âm vang trầm bổng của nỗi nhớ quê nhà mỗi khi đi xa.
1. Tác giả bài thơ Quê hương:
Tế Hanh sinh năm 1921 mất năm 2009, tên khai sinh là Trần Tế Hanh là một nhà thơ của thời kì thời tiền kháng chiến. Ông sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, chính nơi đây là nguồn cảm hứng lớn nhất để Tế Hanh sáng tác ra những vần thơ, những tác phẩm nghệ thuật để đời. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông vẫn luôn tiếp tục bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết quê hương miền nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
2. Tác phẩm Quê hương:
Quê Hương có thể coi là một tác phẩm để lại giá trị sâu chắc cho người cho đời đến tận ngày nay. Tác phẩm này được nhà thơ Tế Hanh sáng tác vào năm 1939 khi ông đang theo học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương nồng nàn, tha thiết, chính từ nỗi nhớ ấy đã mang tác giả trở về với quê hương qua những vần thơ sâu lắng, nhẹ nhàng, đậm chất thôn quê. Dưới ngòi bút của Tế Hanh đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, sinh động và đầy màu sắc, một làng chài ven biển với những con người chân chất, khoẻ khoắn và tràn đầy sức sống. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, gợi cảm và sử dụng những hình ảnh phong phú bài thơ Quê hương đã khắc hoạ nên một bức tranh thiên nhiên mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần hùng vĩ và nên thơ.
3. Dàn bài cảm nhận về bài thơ Quê hương:
3.1. Mở bài:
Nỗi niềm buồn nhớ quê hương là nỗi niềm chung của bất kì người xa quê nào, và một nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới như Tế Hanh cũng không phải là ngoại lệ.
Bằng cảm xúc chân thành giản dị với quê hương miền biển của mình, ông đã viết nên thi phẩm “Quê hương” đi vào lòng người đọc.
3.2. Thân bài:
Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả:
– “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: Câu thê này thể hiện một tông dọng nhẹ nhàng với cách gọi giản dị mà đầy tình cảm, giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới
– Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông
⇒ Tác giả giới thiệu nên bức tranh quê hương giản dị nhưng đầy màu sắc
Cảm nhận về bức tranh lao động của làng chài:
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
– Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => Gợi ra niềm tin và hi vọng vào một tương lai mới
– Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”
⇒ Người dân chài đi đánh cá trong một buổi sáng bình minh tươi đẹp, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi
– Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: Phép so sánh này thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự dũng mãnh, tư thế tráng sĩ của trai làng chài
– “Cánh buồm như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương
– Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh đã giúp con thuyền từ một tư thế bị động thành chủ động
⇒ Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài
⇒ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
– Không khí trở về:
+ Trên biển ồn ào
+ Dân làng tấp nập
⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá
⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm
– Hình ảnh người dân chài: “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
– Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm
⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm
Cảm nhận về nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả
– Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét:
+ Màu xanh của nước
+ Màu bạc của cá
+ Màu vôi của cánh buồm
+ Hình ảnh con thuyền
+ Mùi mặn mòi của biển
⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng
⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương
3.3. Kết bài:
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
– Cảm nhận về lòng yêu quê hương, đất nước trong mỗi con người.
4. Cảm nhận về bài thơ Quê hương:
” Quê tôi đó có tình yêu tha thiết
Mỗi đứa con nơi biền biệt chưa về
Vẫn ngóng lòng nơi ấy mái tranh quê
Có dáng mẹ còn não nề thương nhớ.”
Quê hương- hai tiếng thân thương mà mỗi khi cất lên lại vang vọng trong lòng của chúng ta những nồi niềm mong mỏi nhung nhớ da diết không nguôi. Quê hương nơi mà chúng ta lớn khôn, là cái nôi che chở nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành, nơi luôn giang rộng vòng tay yêu thương đón chúng ta trở về mà ở đó có gia đình, có những người thân yêu. Cũng vì vậy mà có lẽ trong tim mỗi chúng ta đều dạt dào những cảm xúc khi nhắc đến. Và nhà thơ Tế Hanh cũng vậy, mỗi khi nhắc đến quê hương ông cũng mang trong mình những nỗi nhớ, những niềm yêu và những hình ảnh của quê hương lại xuất hiện rõ rệt trong trí tưởng tượng của nhà thơ và đó cũng là lý do cho sự ra đời của bài thơ “Quê hương”. Hình ảnh một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi gắn liền với tuổi thơ của tác giả với những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng đầy tình yêu thương.
” Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng cụm từ ” Làng tôi” như một tiếng gọi quê hương thân thương mỗi khi nhắc tới, tiếng gọi ấy mỗi khi cất lên lại vang vọng những nỗi nhớ da diết trong lòng mỗi người con xa quê. Hai câu thơ mở đầu giúp chúng ta liên tưởng tới hình ảnh một làng chài ven sông với những hình ảnh quên thuộc, bình dị , chân thật: “chài lưới, “biển’, “sông” mà ở nới đó có những con người sinh ra nơi biển cả, lớn lên cũng từ nơi biển cả, sinh sống cũng nhờ biển.
Hai câu thơ tiếp theo của bài thơ tác giả Tế Hanh lại đưa chúng ta tới với hình ảnh tuyêt đẹp, nên thơ, một bức tranh sớm mai nơi biển cả:
” Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: “
Mỗi sớm mai thức dậy, trong không khí yên bình của buổi sáng, trời trong, gió nhẹ thì những chàng trai khôi ngô tuấn tú lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Có lẽ đây là công việc quen thuộc, thường nhật hàng ngày của những con người nơi đây. Những chài trai làm nghề biển mang trong mình sự sương gió, mang trong mình “vị mặn của biển khơi’ vô cùng mạnh mẽ, khoẻ khoắn với làn da rám nắng, hàng ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh sông nước, biển trời mênh mông đến nỗi tác giả cũng phải thốt lên:
” Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Những chàng trai ấy, những người con của biển khơi, họ trở về từ biển, mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm”- có lẽ bất cứ ai trong chúng ta khi nghe đến những từ ngữ ấy sẽ nghĩ ngay đến vị của của biển, nhưng không chỉ có thế, “vị xa xăm” còn là vị của những giọt mồ hôi, của những công lao vất vả ngày đêm lênh đênh trên biển, của những vùng đất, những mảnh đất mà họ đặt chân tới, của tỉnh yêu quê hương da diết đong đầy.
Nhắc đến biển có lẽ chúng ta không thể không nhắc tới những con thuyền. Dó nhưng những hình ảnh gắn liền với nhau không thể tách rời, nếu biển nhưng một vòng tay ôm ấp che chở của những người mẹ thì có lẽ những con thuyền là những đứa con mang đến tâm hồn, linh hồn và mang lại sự sống cho người mẹ vậy. Không hiếm để ta có thể bắt gặp hình ảnh nhiều gia đình sống trên những con thuyền nhỏ tại những lại chài ven sông . Khi đó chiếc thuyền trở thành ngôi nhà thứ hai, nơi sinh hoạt, mưu sinh, nơi mà có những con người lớn lên. Trong bài thơ này tác giả cũng đã phác hoạ hình ảnh của những chiếc thuyền mang trong mình hồn làng, mang trong mình những ý chí chiến đấu, quyết tâm mãnh liệt mỗi lần ra khơi, xông pha nơi chiến trường, đối đầu với bão tố phong ba:
” Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh chiếc thuyền như một con ngựa cùng hàng loạt những động từ mạnh như “phăng”, “vượt” để diễn tả sự lộng lẫy, khoẻ khoắn, mạnh mẽ, dứt khoát và liên tục, khiến cho chúng ta tưởng tượng đến hình ảnh một con thuyền tràn đầy sức mạnh có thể vượt qua bất cứ con sóng, ngọn gió nào, oai hùng mà lừng lẫy tiến về phía trước. Con thuyền ấy vô cùng hiên ngang bởi nó được tô điểm và bao bọc bởi “cánh buồm”, cánh buồm ấy như mang theo tâm hồn của cả làng chài nghèo, của những con người đang ngóng đợi đến ngày được trở về thăm quê. Cánh buồm giản dị, mộc mạc, đơn sơ là vậy thế mà dưới ngòi bút của nhà thơ Tế Hanh cánh buồm ấy bỗng trở nên thiêng liêng, cao cả vô cùng.
Con thuyền ấy, cánh buồm ấy lớn lao là vậy, hùng vĩ là vậy, ấy thế mà cũng có lúc con thuyền ấy cũng thấm mệt, cánh buồm ấy cũng biết mình cần phải nghỉ ngơi, hình ảnh đó được tác giả khắc hoạ qua hai câu thơ:
” Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ thịt.”
Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…
” Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
Nhà thơ đã sử dụng những từ láy ” ồn ào”, “tấp nập” để thể hiện sự đông vui, náo nhiệt của làng chài. Đối với những người làm nghề chài lưới, họ mong ngóng từng ngày để được trở về nhà, còn những người bà, người mẹ, người vợ lại mang trong mình sự mong ngóng đợi trông, thêm vào đó là một chút bồn chồn, lo lắng. Vậy nên mỗi khi “ghe về” sự xôn xao náo nhiệt lại bừng lên cả một khu xóm, họ náo nức, vui mừng vì được gặp người thân, vì thành quả bao ngày lao động được đền đáp xứng đáng ” cá đầy ghe”. Trong sự vui sướng ấy những con người nơi đây họ vẫn không quên cảm ơn trời đất ” nhờ ơn trời biển lặng” mang lại cho họ thành quả lớn lao và sự bình yên đến ngày trở về.
Những hình ảnh đó thật khiến cho con người ta vui sướng biết bao, nhưng cũng thật khiến cho con người ta buồn biết bao, bởi có những người xa quê họ khao khát ngày trở về, khao khát một ngày được đắm mình trong gió trời và vị mặn nơi biển cả, và tác giả Tế Hanh cũng vậy, ông cũng là một con người xa quê, cũng mang trong mình những nỗi nhớ thương da diết, mong ngày được trở về quê hương:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”
Những hình ảnh thân thuộc “màu nước xanh” , “cá bạc”, ” chiếc thuyền vôi” dường như đã đi sâu vào nơi tiềm thức của tác giả để đến khi nhắc lại tác giả lại phải thốt lên một nỗi nhớ, mong ngóng không nguôi vị của biển khơi, vị của làng chài ” Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.
Bài thơ Quê Hương của tác giả Tế Hanh có lẽ là bài thơ giản dị mộc mạc, nhưng lại mang đến cho chúng ta sự nhân văn sâu sắc. Những câu từ đậm chất đời thường nhưng lại đưa chúng ta trở về những cảm xúc thân thuộc, khó quên. Phải chăng trong chúng ta dù đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ vùng trời nào thì có lẽ trong tim mỗi người cũng sẽ dành riêng một khoảng trống mà nơi đó sẽ lấp đầy bằng tình yêu, bằng nỗi nhớ, bằng những tình nghĩa sâu nặng dành cho quê hương, dành cho cái nôi nuôi dưỡng ta trưởng thành.
5. Ý nghĩa của bài thơ Quê Hương:
Bài thơ “Quê hương” là một kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu của một tràng thanh niên với tấm lòng yêu quê hương sâu nặng. Đây là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ của Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù, chịu khó nơi quê hương Việt Nam. Chỉ hai từ nhan đề “Quê Hương” đã giúp lột tả báo cái đẹp chìu mến về cội nguồn của bao người